Bệnh ung thư hôm nay

Chăm sóc bệnh nhân mở hậu môn nhân tạo

Mở hậu môn nhân tạo tạm thời hay vĩnh viễn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

Hậu môn là chỗ mở của hồi tràng hay đại tràng trên thành bụng, được chỉ định thực hiện trong điều trị ung thư đại - trực tràng và một số tổn thương làm tắc nghẽn, gián đoạn đường tiêu hóa hoặc đường tiết niệu.

Trước khi mổ, người chăm sóc cần tư vấn cho bệnh nhân về những lo âu thường gặp như sau khi mang có tiếp tục làm việc được không? có bị mùi hôi của phân nơi mở lỗ thông? chi phí điều trị như thế nào... bác sĩ và điều dưỡng phải có trách nhiệm giải thích rõ về bệnh lý, cách chuẩn bị, phương pháp, giải thích lý do vì sao lựa chọn vị trí đó để mở lỗ thông ra da (không gần nếp gấp, không gần vùng da bị tổn thương, không cản trở khi đi lại, dễ ra phân ở các tư thế).

Để giúp bệnh nhân an tâm, nhân viên y tế và gia đình có thể nhờ đến những người mang đã ổn định. "trăm nghe không bằng mắt thấy", chính họ sẽ hỗ trợ tư vấn hiệu quả cho bệnh nhân bằng kinh nghiệm thực tế. theo ghi nhận, hầu hết bệnh nhân đều có thể chấp nhận và quen dần với việc mang hậu môn nhân tạo.

Trước khi phẫu thuật mở lỗ thông ra da, cần tập cho người bệnh cách thở sâu và các động tác giúp ngăn ngừa biến chứng ở phổi, săn chắc cơ bụng để tránh trường hợp sa hậu môn nhân tạo. vệ sinh cá nhân là điều cần lưu ý trước và sau mổ. sẽ được điều dưỡng cần hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng, cách tắm trước mổ và sau khi mang túi chứa, đồng thời giữ vệ sinh bộ phận Sinh d*c.

Khi mổ xong, người bệnh nên tập đi lại sớm. tránh ăn các loại thực phẩm tạo mùi gây thoát hơi nhiều, tránh bón, tránh tiêu chảy. cần tập cho người bệnh làm quen dần với nhân tạo, cách sử dụng túi chứa, cách theo dõi để phát hiện các biến chứng.

Bệnh nhân cần được hướng dẫn cách ăn uống với chế độ phù hợp đầy đủ dinh dưỡng ít béo, nhiều đạm, khoáng chất. không nên nhịn ăn hay kiêng cữ quá mức vì dễ dẫn đến suy dinh dưỡng. nếu có thể, hãy động viên họ tham gia câu lạc bộ “mở lỗ thông ra da” để hiểu rõ về bệnh tật của mình, biết chăm sóc bản thân và hậu môn nhân tạo, giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ các đã ổn định.

Ngô Ân

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/cham-soc-benh-nhan-mo-hau-mon-nhan-tao-3090414.html)

Tin cùng nội dung

  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY