Theo các chuyên gia, đã từng xảy ra các trường hợp trẻ em gái mang thai do tò mò quan hệ T*nh d*c hoặc các em bị ép phải kết hôn sớm, bị lạm dụng, bị cưỡng bức… do cơ thể các em gái chưa hoàn thiện nên khi mang thai ở tuổi sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của chính bản thân và thai nhi trong bụng.
Nạo Ph* thai ở độ tuổi này có rất nhiều nguy hiểm, có thể dẫn tới tình trạng chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung... ngoài ra, quan hệ T*nh d*c sớm và thiếu an toàn ở tuổi vị thành niên cả nam và nữ cũng dễ mắc các qua đường T*nh d*c như hiv, viêm gan b, lậu, giang mai…
Những nguy cơ nói trên đã khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng, thậm chí không ít phụ huynh cho rằng chuyện về là chuyện riêng tư, né tránh những câu hỏi hoặc tư vấn cho con. không ít phụ huynh còn có quan niệm sai lầm rằng, việc trang bị kiến thức về sớm cho con là chuyện "vẽ đường cho hươu chạy".
Dù khá cởi mở khi luôn đóng vai làm bạn với con để lắng nghe những chia sẻ, tâm tư, tình cảm của con gái, chị Phạm Thanh Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) tâm sự: "Con tôi học lớp 8, có nhiều thay đổi về phát triển cơ thể, tâm S*nh l*. Ở độ tuổi này nhiều bạn của cháu đã thích bạn khác giới và có người yêu. Vì thế, tôi đã chỉ cho con những tác hại của việc yêu sớm, quan hệ T*nh d*c sớm sẽ có nhiều hệ lụy. Rất may, con luôn lắng nghe và hay tâm sự với mẹ".
"Trong bối cảnh internet phát triển, đời sống xã hội hiện đại, cởi mở… Con đang tuổi dậy thì nên vợ chồng tôi cũng khá lo lắng, bởi lứa tuổi này hay tự tìm hiểu, khám phá về giới, nên dù là con trai tôi cũng luôn cố gắng theo sát con, chia sẻ với con về những thay đổi do cơ thể phát triển" - phụ huynh Trần Văn Hoàn (khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) chia sẻ.
Phụ huynh cần trang bị những kiến thức về cho con em mình. ảnh minh họa
Theo các chuyên gia tâm lý, phụ huynh có con ở độ tuổi vị thành niên thay vì lo lắng thái quá, cấm cản, coi chuyện về là điều "tế nhị"…, hãy phối hợp với nhà trường giáo dục cho con về nhận biết tình bạn, tình yêu chân chính, thái độ có trách nhiệm và tôn trọng tình yêu, nhận biết các biểu hiện chân thành và giả tạo, học các kĩ năng để tự bảo vệ mình.
Cách đối xử của cha mẹ là tấm gương giáo dục sống động nhất đối với con cháu trong gia đình, vì vậy cha mẹ cũng cần dạy cho con đạo đức, lối sống, nếp sống, tình yêu quê hương, ứng xử hợp lí với môi trường thiên nhiên và xã hội. đặc biệt, dạy cho trẻ thái độ đúng đắn đối với giới tính như: hình thành dần dần nhận thức về T*nh d*c thông qua những nhận xét về tò mò về sinh lí, giải phẫu và sinh sản khi bước vào tuổi thứ 4 trở đi, nghĩa là khi đã có ý thức về bản thân (cũng có thể sớm hơn), trước đó trẻ hoàn toàn thơ ngây, chưa có nhận thức về giới nam nữ. do đó, cần giúp trẻ hình thành dần dần ngay từ tuổi nhỏ thái độ đúng đắn và lành mạnh về mối quan hệ giới tính. tuổi vị thành niên, lứa tuổi cần phải được chuẩn bị một hành trang tri thức và tình cảm để có mối quan hệ nam nữ biết tôn trọng nhau và có trách nhiệm.
Theo BS Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục (Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế), các bậc phụ huynh phải dạy cho các trẻ em gái những kiến thức, kỹ năng cụ thể như cách từ chối T*nh d*c, cách giữ gìn thân thể, cách thoát hiểm... Tùy theo lứa tuổi mà có phương thức, nội dung phù hợp. Tại nhà, bố mẹ nên dành thời gian trò chuyện tâm sự, giữa mẹ với con gái, bố với con trai.
Đây chính là chìa khóa giúp con biết cách tự vệ, giữ gìn bản thân ở mọi hoàn cảnh, khi người khác có cái nhìn khiếm nhã, có động tác đụng chạm, người lạ rủ đi chơi, dụ cho ăn uống, cho quà... phụ huynh cũng cần trang bị cho con gái lứa tuổi kỹ năng sống và biết cách từ chối trước những đòi hỏi hoặc dụ dỗ từ bạn khác giới. những cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống sẽ giúp con tránh được những nguy cơ có thể đến với chúng.
Tin liên quan
Chủ đề liên quan:
bệnh lây truyền cha mẹ chăm sóc chăm sóc sức khỏe chăm sóc sức khỏe chăm sóc sức khỏe sinh sản nạo phá thai sinh sản sức khỏe sức khỏe sinh sản Thành Niên vị thành niên