Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà: 5 việc quan trọng cần làm nhất để con nhanh khỏe

Trẻ bị tay chân miệng hoàn toàn có thể chữa khỏi tại nhà nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nhưng chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà sao cho đúng cách, giúp con nhanh khỏe thì không phải ai cũng rõ.

Mới đây, theo thống kê của Bộ Y tế, trên cả nước đã xuất hiện hàng nghìn ca mắc tay chân miệng. Trong đó đã có 1 trường hợp T* vong. Số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng chủ yếu ở khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Sóc Trăng.

Tay chân miệng là bệnh lưu hành quanh năm, lây truyền qua đường tiêu hóa. Bẹnh có thể gặp ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Dấu hiệu để nhận biết con bạn mắc bệnh tay chân miệng chia theo từng giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, trẻ bị tay chân miệng xuất hiện sốt nhẹ thoáng qua, đau họng, miệng tiết nước bọt liên tục, chán ăn, tiêu chảy nhẹ, nhiều trẻ bị nổi hạch ở cổ hoặc dưới hàm.

Ở giai đoạn khởi phát, bề mặt da của trẻ bắt đầu xuất hiện những nốt ban đỏ với đường kính 2-3mm, tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân, xung quanh miệng. Chúng sẽ tiến triển thành những nốt ban đỏ, dạng phỏng nước.

Ở giai đoạn toàn phát (bệnh kéo dài 3-10 ngày), trẻ xuất hiện tình trạng loét miệng, toàn thân nổi phát ban ở dạng phỏng nước, trẻ dễ sốt cao, nôn ói, dễ gặp nguy cơ biến chứng liên quan đến hệ thần kinh, hô hấp và tim mạch.

Ngoài ra, trẻ mắc tay chân miệng nghiêm trọng sẽ quấy khóc, sốt cao liên tục không hạ, hay giật mình. Lúc này, cha mẹ cần đưa đi bệnh viện gấp. Bệnh ở giai đoạn mới chớm hoàn toàn có thể chữa khỏi tại nhà. Tuy nhiên, điều trị tại nhà cho trẻ bị tay chân miệng như thế nào thì không phải ai cũng biết.

Hỏi: Con em mấy nay quấy khóc, đau miệng, toàn cơ thể mọc nhiều nốt mụn. Đến hôm nay thì ở dưới lòng bàn chân đã chuyển thành dạng mụn có mủ, có nước. Có phải cháu đã bị tay chân miệng không ạ? Điều trị cho trẻ bị tay chân miệng tại nhà như thế nào ạ? Xin bác sĩ hướng dẫn. Em cảm ơn bác sĩ!

BS Đoàn Hải Đăng (có 5 năm kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa) chia sẻ qua video dưới đây:

BS Đoàn Hải Đăng hướng dẫn cách chăm sóc bé bị tay chân miệng tại nhà

Chào bạn!

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà vốn không quá khó nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Cha mẹ vẫn cho con ăn uống, vệ sinh bình thường. Chú ý 5 điểm quan trọng sau đây:

- Hạn chế cho trẻ ăn đồ chua vì đồ chua có thể khiến bé bị đau miệng.

- chú ý vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay cho con và cả người chăm sóc.

- Tắm rửa cho con bình thường.

- Người chăm sóc bé cần đeo khẩu trang trong toàn bộ quá trình tiếp xúc. Nếu có thể đeo khẩu trang cho bé trong thời gian bị tay chân miệng thì càng tốt.

- Nếu con bạn đã đi khám và được kê Thu*c uống thì cần tuân thủ uống Thu*c theo đơn. Ngoài ra, cha mẹ có thể bôi Thu*c su bạc trực tiếp tại những nốt tổn thương thì bé sẽ thấy dễ chịu hơn.

Nếu bé bị đau miệng nhiều thì có thể uống Thu*c giảm đau để giúp con ăn uống tốt hơn hoặc cũng có thể bôi Thu*c giảm đau tại chỗ.

Nếu con bị ngứa ngáy nhiều, ngứa toàn thân thì có thể uống kháng histamin tùy theo tuổi để bé đỡ cảm giác ngứa ngáy.

Trong trường hợp bé nhà bạn có biểu hiện sốt cao kéo dài, lơ mơ, li bì, vật vã, hay giật mình thì đây là dấu hiệu biến chứng của bệnh tay chân miệng. Cha mẹ đừng chần chừ, nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt.

Chúc bé nhanh khỏe, cả nhà cùng vui!

https://afamily.vn/cham-soc-tre-bi-tay-chan-mieng-tai-nha-5-viec-quan-trong-can-lam-nhat-de-con-nhanh-khoe-20220523124718439.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cham-soc-tre-bi-tay-chan-mieng-tai-nha-5-viec-quan-trong-can-lam-nhat-de-con-nhanh-khoe-20220523124718439.chn)

Tin cùng nội dung

  • Các bệnh lây qua đường tiêu hóa như tay-chân-miệng hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh được bằng cách vệ sinh tay, vệ sinh an toàn thực phẩm...
  • Chỉ một động tác rửa tay sạch bằng xà phòng có thể giảm đến 35% nguy cơ lây truyền bệnh tiêu chảy và phòng chống nhiều bệnh khác như nhiễm khuẩn đường hô hấp...
  • Việc chăm sóc và nuôi nấng trẻ khỏe mạnh theo những khuyến cáo của khoa học là điều cha mẹ cần chú ý áp dụng nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện hơn
  • Nói đến rửa tay, ai cũng nghĩ đơn giản, nhưng trên thực tế rất ít người rửa tay đúng cách. Nhiều người rửa tay thường xuyên trước khi làm bất cứ việc gì, nhưng thực chất việc rửa tay đó không có tác dụng diệt khuẩn vì chỉ rửa tay với nước.
  • Chuẩn bị bữa cơm gia đình không chỉ cần nấu ngon mà quan trọng hơn là chế biến thực phẩm an toàn để tránh nhiễm khuẩn.
  • Một số mẹo làm bếp giúp tươi rau củ, khoai tây không nảy mầm, lau chùi, thái hành tỏi, nêm quá mặn,...
  • Các bà nội trợ hãy áp dụng những nguyên tắc đơn giản trong bảo quản, chế biến thực phẩm để luôn có những bữa ăn ngon cho gia đình.
  • Khi tuân thủ đúng các bước này và rửa tay nhiều lần trong ngày, dịch bệnh lây truyền sẽ không còn là nỗi lo của bạn và những người xung quanh.
  • Một nghiên cứu mới đây cho thấy trẻ có kiến thức tốt về vệ sinh tay ít phải nghỉ học vì bị bệnh.
  • Vào khoảng tháng 7/2010, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi phòng chống HIV/AIDS tại TP. Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk. Kết thúc hội thi, Sở Y tế Đăk Lăk mời các đoàn thi dự bữa cơm thân mật tại nhà hàng Đam San.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY