Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Chế độ ăn kiểm soát huyết áp ở người tiểu đường

Cần giảm muối dưới 5 gram một ngày ở bệnh nhân chưa tăng huyết áp. Pha loãng nước chấm trên bàn ăn thay vì dùng nguyên chất. Rửa qua thực phẩm nhiều muối như dưa muối, cải muối, cà muối, cá khô.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Cường, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, tỷ lệ tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường cao gấp 1,5-2 lần so với người bình thường. Người đái tháo đường cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để kiểm soát huyết áp thấp hơn người bình thường. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp với người đái tháo đường chưa có biến chứng là dưới 130/80 và có biến chứng protein niệu trên một gram một ngày là dưới 125/75 mmHG.

Ảnh: mensfitness

Để kiểm soát tốt huyết áp, người bệnh tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý để duy trì cân nặng lý tưởng, tránh béo phì, tăng cường tập thể dục thể thao, tránh stress. Một trong những biện pháp quan trọng để ổn định huyết áp là giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày. Cần giảm muối dưới 5 gram một ngày ở bệnh nhân chưa tăng huyết áp. Nếu có tăng huyết áp nên hạn chế dưới 3 gram một ngày.

Một số cách đơn giản để giảm muối

- Nêm ít gia vị giàu muối như nước mắm, nước tương, tương ớt, chao, mắm các loại... lúc nấu ăn.

- Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, chả lụa, bánh mì, bánh ngọt...

- Sử dụng gia vị khác như cà ri, hành, tỏi, gừng, riềng, rau mùi, ngũ vị hương.

- Pha loãng nước chấm trên bàn ăn như nước tương, nước mắm thay vì dùng nguyên chất.

- Rửa qua thực phẩm nhiều muối như dưa muối, cải muối, cà muối, cá khô.

Lượng muối Na trong một số thực phẩm

Thực phẩmLượng Natri (mg) trong 100 gram thực phẩm
Lạp xưởng  1600
Mì gói  1433
Xúc xích  1600
Bánh lạt  780
Bánh mì  630
Bánh Rtiz  580
Sữa bột tách béo  530
Sữa bò tươi không đường  380
Sữa bột toàn phần  430
Mì sợi tươi  410
Bánh bông lan không kem  300

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/che-do-an-kiem-soat-huyet-ap-o-nguoi-tieu-duong-2874074.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY