Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ thông qua việc các thực phẩm nên ăn và nên kiêng sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Bổ sung đúng và đủ lượng chất cần thiết giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ cũng như hoạt động thường ngày.
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến chứng bệnh tự kỷ ở trẻ đó chính là từ khi trong bụng mẹ bào thai không được bổ sung đầy đủ các vi chất đặc biệt là lượng Axit Folic. Thai nhi cần cung cấp đủ 400 – 800mg Axit Folic mỗi ngày thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ, tuy nhiên nhiều bà bầu không nắm rõ vấn đề này nên để thiếu hụt, khiến con trẻ sinh ra bị thiếu chất dễ mắc chứng tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ.
Một điều nữa mà các bậc cha mẹ cần biết đó là việc bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ không đúng cách, nhất là những thực phẩm có tính dị ứng cao như sữa, các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc…có thể khiến các triệu chứng tự kỷ của trẻ càng thêm nghiêm trọng.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ phù hợp giúp trẻ giảm triệu chứng bệnh hiệu quả
Nếu cha mẹ biết cách lựa chọn cũng như cân đối và duy trì lượng chất phù hợp cho trẻ mắc chứng tự kỷ thì sau một khoảng thời gian dài sẽ thấy sự phát triển thể chất cũng như cải thiện khả năng nói. Còn nếu chủ quan để trẻ ăn uống, dung nạp các thực phẩm khuyến cáo không nên dùng thì chắc chắn các triệu chứng không được cải thiện mà còn nghiêm trọng hơn.
Như vậy, có thể có thể khẳng định, chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ và một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết. Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có thể xây dựng cho trẻ một chế độ ăn hoàn hảo, phù hợp với chứng tự kỷ để giúp con cải thiện sức khỏe, nâng cao thể chất, sớm hòa nhập với cộng đồng.
Có nhiều tường hợp cha mẹ chủ quan, cứ nghĩ rằng bổ sung đầy đủ chất, thức ăn bổ dưỡng thì tự khắc trẻ sẽ phát triển toàn diện và nhanh khỏi bệnh, tuy nhiên đó là một lối suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Như đã nói ở trên, chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ rất quan trọng, nếu chọn đúng thực phẩm sẽ giúp quá trình điều trị tốt hơn. Dưới đây là tổng hợp 8 nhóm chất cần thiết mà trẻ tự kỷ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày, cụ thể:
Hai nhóm chất Omega-3 và Omega-6 đều rất quan trọng cho sự phát triển trí não và các hệ thần kinh tốt cho trẻ tự kỷ. Ngoài ra, còn tốt cho người bệnh tim mạch, ngăn ngừa chứng đông máu, cải thiện thị lực, tốt cho trẻ chậm nói.
Cha mẹ có thể bổ sung hai nhóm chất này thông qua các loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày như: Cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ, cá cơm, trứng cá muối, dầu gan cá tuyết, hàu, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, trứng gà ta, súp lơ, quả bơ, thịt bò.
Cá hồi chứa nhiều Omega-3 tốt cho trẻ tự kỷ
Vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người, góp phần tham gia vào quá trình việc chuyển hóa chất, tạo nên tế bào, duy trì sự sống cho các tế bào, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, điều hòa hệ thần kinh và tim mạch, giúp não bộ hoạt động bình thường. Đối với trẻ tự kỷ, các bậc cha mẹ nên bổ sung các nhóm vitamin sau:
Rau xanh, hoa quả tươi chứa nhiều nhóm vitamin tốt cho trẻ tự kỷ, chậm nói
Axit amin là nhóm chất được các chuyên gia khuyên nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ tự kỷ nói riêng và các trẻ gặp các vấn đề rắc rối về não bộ nói chung. Axit amin có chứa nhiều Protein nên có khả năng cải thiện khả năng tư duy và tập trung cho trẻ, đồng thời bổ sung đầy đủ đúng cách lượng chất này còn giúp cơ thể tạo chất dẫn truyền thần kinh, trẻ có thể giữ bình tĩnh và cân bằng được mọi vấn đề.
Ngoài ra các Axit amin còn có các công dụng khác như giảm đau nhức phục hồi cơ, ngăn ngừa mất cơ, giúp giảm cân, cải thiện chức năng gan. Có rất nhiều loại thực phẩm giàu Axit amin mà các mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn uống cho trẻ mắc chứng tự kỷ như trứng, thịt nạc, cá hồi, bông cải xanh, rau cải xoong, rau chân vịt, bí ngô, gà tây, hạt macca, óc chó, hạnh nhân, đậu Hà Lan, nấm, phomai tươi.
Thành phần Magie, Sắt, Kẽm cũng là những nhóm chất không thể thiếu cho trẻ mắc chứng tự kỷ, chính vì vậy mà các bậc cha mẹ cần bổ sung đầy đủ và đúng cách.
Trẻ tự kỷ nên bổ sung nhiều chất sắt, kẽm, magie có trong các loại hải sản
Theo nghiên cứu trong não bộ con người chiếm đến 60% lượng Lipid, thành phần này có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh, tăng cường trí nhớ, cải thiện chức năng ngôn ngữ và nhận thức, vì vậy rất cần thiết cho trẻ mắc bệnh tự kỷ.
Thành phần Axit béo Phospholipid có nhiều trong các thực phẩm như hạt lanh, hạt gai dầu, hạt óc chó, hạnh nhân, trứng, cá hồi, các loại rau lá xanh, cá trích, dầu gan cá tuyết, hạt chia, cá ngừ, cá mòi, cá trắng, cải Brussels, dầu tảo, dầu tía tô.
Chất xơ và các enzyme tiêu hóa tuy không có tác dụng trực tiếp đến phần não bộ giúp cải thiện chứng tự kỷ ở trẻ. Tuy nhiên hai thành phần này vừa có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa vừa giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch, phòng ngừa và đẩy lùi bệnh tật. Do đó, hai nhóm chất này luôn được ưu tiên bổ sung cho trẻ tự kỷ.
Thực phẩm giàu chất xơ và Enzyme tiêu hóa được kể đến như: Quả lê, dâu tây, đu đủ, xoài, bơ, táo, mâm xôi, chuối, cà rốt, củ cải đường, bông cải xanh, Atiso, cải Brussels, đậu lăng, đậu thận, đậu Hà Lan, đậu xanh, hạt diêm mạch, hạnh nhân, hạt chia, khoai lang, mật ong.
Trái cây chứa nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe cần được bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho trẻ
Khác với đường đơn, đường đa có công dụng tuyệt vời cho cơ thể, giúp ổn định lượng đường huyết trong máu, từ đó có thể duy trì nồng độ Glucose để cho não bộ hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả. Những thực phẩm chứa ít đường tốt cho trẻ tự kỷ mẹ nên chọn như: hoa quả tươi, cơm gạo tẻ, cơm gạo lứt, các loại ngũ cốc.
Khi mắc chứng tự kỷ, trẻ nhỏ thường bị rối loạn hệ tiêu hóa như buồn nôn, ói mửa, táo bón, khó chịu, ruột kích thích. Do đó thực phẩm giàu Probiotic là một sự lựa chọn thông minh khi bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ. Lượng chất này có nhiều trong sữa chua, sữa bơ, nấm sữa, Tempeh đậu nành, dưa bắp cải, dưa kim chi, dưa chuột muối.
Ngoài những thực phẩm cần bổ sung nói trên thì việc kiêng khem đúng cách vừa giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn vừa không làm các triệu chứng tự kỷ ngày càng thêm trầm trọng. Đối với trẻ mắc bệnh tự kỷ nên kiêng những nhóm thực phẩm cơ bản sau:
Gluten thực chất là một loại Protein, được sử dụng nhiều trong quá trình chế biến hải sản, thịt cá, kẹo bánh, chè, thuốc, thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, lượng chất này có khả năng gây dị ứng cao, dẫn đến các triệu chứng như khó chịu, người mệt mỏi, lú lẫn, buồn nôn, giảm trí nhớ. Do đó, việc bổ sung chất Gluten sẽ khiến trẻ tự kỷ gia tăng các triệu chứng mạnh mẽ.
Những thực phẩm chứa nhiều Gluten mà các mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn như lúa mì, lúa mạch, bánh mì đã qua chế biến, thịt xông khói, hải sản, nước tương, mạch nha. Cũng không hẳn là nghiêm cấm tuyệt đối, mà nếu bổ sung cho con thì nên chú ý liều lượng, nếu thấy trường hợp dị ứng thì nên dừng lại ngay.
Bánh mì, lúa mạch chứa nhiều thành phần Gluten dễ gây dị ứng cho trẻ
Casein cũng là một dạng Protein vô cùng quan trọng và thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là sự phát triển cơ bắp. Nhưng loại chất này lại được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng cho trẻ tự kỷ, vì có thể khiến các triệu chứng bệnh ngày càng nặng nề hơn. Thực phẩm có hàm lượng Casein cao mẹ nên nắm rõ như các loại sữa (sữa mẹ, sữa bò, sữa bơ), kem, phomai.
Nguy cơ dị ứng thực phẩm thường rất dễ xảy ra với các trường hợp như viêm mũi dị ứng, viêm da, hen phế quản, người mắc bệnh tự kỷ. Khi bị dị ứng sẽ khiến cơ thể giảm sức đề kháng, không có khả năng chống lại bệnh tật. Nên hạn chế những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao cho trẻ như sữa bò, trứng, hải sản, đậu lạc, lúa mì, đậu nành, đậu tương.
Việc bổ sung quá nhiều đường đơn sẽ khiến trẻ tự kỷ giảm sự tập trung, rối loạn tăng động, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Do đó những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, các loại nước giải khát có ga, cà phê luôn được các chuyên gia khuyên nên hạn chế cho trẻ tự kỷ.
Thực phẩm chứa nhiều đồ ngọt không tốt cho trẻ tự kỷ
Thức ăn chế biến sẵn không chỉ độc hại cho trẻ mắc bệnh tự kỷ mà còn được khuyên nên hạn chế cho tất cả các trẻ em nói chung. Bởi vì nếu dung nạp các loại thực phẩm này cơ thể có nguy cơ gia tăng các chứng bệnh nguy hiểm như đột quỵ, bệnh mạch máu, tiểu đường, béo phì, tăng cân, dễ gây dị ứng. Nguồn thức ăn chế biến sẵn được kể đến như xúc xích, thịt xông khói, pate, bơ đậu phộng, các loại cá đóng hộp, trái cây đông lạnh, thịt nguội, khoai tây chiên.
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia về chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ tốt nhất, qua đó chắc chắn các bậc cha mẹ đã nắm rõ những thực phẩm nào nên bổ sung và hạn chế cho trẻ để giúp quá trình điều trị bệnh tốt hơn. Ngoài chế độ ăn uống cha mẹ cũng nên thường xuyên quan tâm, chia sẻ, tâm sự cùng trẻ để con thấu hiểu, bộc lộ cảm xúc giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.
THÔNG TIN BẠN NÊN XEM:
- Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không? Những tác hại cần biết
- Trẻ đi nhón chân và chậm nói có phải biểu hiện của tự kỷ không?
- 14 Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ cần phát hiện & can thiệp sớm
- Top 5 phòng khám nhi tại quận 7 cung cấp dịch vụ chất lượng
Chủ đề liên quan: