Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chiếc răng sữa rơi vào phổi con khi được mẹ nhổ

TP HCM-Nhổ chiếc răng sữa cho con gái 8 tuổi xong, người mẹ không rõ răng rơi ở đâu, suốt hai tháng sau bé ho, khò khè, đau ngực khi chạy nhảy.

Mẹ đưa con đi khám, uống Thu*c, vẫn không bớt ho. Đến bệnh viện tỉnh, bác sĩ chụp CT phát hiện dị vật cản quang giống chiếc răng trong phổi. Lúc này người mẹ mới nhớ các triệu chứng xuất hiện từ sau khi nhổ răng cho con tại nhà.

"Sau nhổ răng, bé ho sặc rồi ổn dần, tìm kiếm không thấy chiếc răng, cả nhà cứ nghĩ rơi ở đâu đó", người mẹ chia sẻ.

Hình ảnh dị vật trên phim chụp. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Hình ảnh dị vật trên phim chụp. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Bé được chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) ngày 10/3. Bác sĩ chụp phim, xác định dị vật bít gần hoàn toàn phế quản gốc phải. Để lâu, dị vật có thể gây biến chứng khó lường như ứ khí viêm xẹp phổi, tràn khí màng phổi, nguy cơ nhiễm trùng viêm phổi nặng.

Kíp gây mê phối hợp kíp nội soi gồm tiến sĩ Trịnh Hồng Nhiên, bác sĩ Võ Thành Nhân, Khoa Hô hấp, gắp thành công dị vật cho bệnh nhi. Chiếc răng hàm cắm sâu vào thành phế quản, to khoảng 3x5 mm, nham nhở, rướm máu.

Sau khi kiểm tra đường thở thông thoáng, các bác sĩ kết thúc thủ thuật. "Đây là trường hợp dị vật lớn, cung răng có hai đầu nhọn, sắc nên nguy cơ thủng, rách đường dẫn khí rất cao", bác sĩ Nhiên phân tích. Nếu không lấy được bằng nội soi, bác sĩ phải phẫu thuật mở ngực lấy dị vật, khả năng để lại di chứng nặng nề.

Chiếc răng được lấy ra khỏi phế quản bé gái. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Chiếc răng được lấy ra khỏi phế quản bé gái. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ khuyến cáo, không nên tự nhổ răng cho trẻ. ngoài T*i n*n hy hữu gây nguy hiểm như trên, tự cho trẻ tại nhà còn khiến trẻ đối mặt một số nguy cơ như không nhổ hết toàn bộ răng hư, răng mọc lệch, chảy máu tại vùng nhổ răng kéo dài.

Khi nhổ, không có các biện pháp vô trùng dụng cụ hay không vệ sinh tay sạch trước khi thao tác, có thể khiến bé bị nhiễm khuẩn sau nhổ răng. Nếu bị đau khi nhổ còn dẫn tới việc trẻ sợ khám chữa răng sau này do ám ảnh.

Tự tại nhà, bố mẹ có thể bỏ qua thời điểm vàng để can thiệp nắn chỉnh, sửa chữa những lệch lạc răng vĩnh viễn ở giai đoạn sớm của trẻ.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/chiec-rang-sua-roi-vao-phoi-con-khi-duoc-me-nho-4246539.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Từ xa xưa, ông bà ta đã có những “bí kíp” chữa các loại bệnh thông thường… không giống ai, nhưng lại rất hay và hiệu quả.
  • Ngoài vai trò là gia vị quen thuộc trong các món ăn, hành còn là phương Thu*c tại gia với nhiều tác dụng bất ngờ như hạ sốt, giảm sưng, trị vết côn trùng đốt.
  • Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật... ra khỏi đường hô hấp do các nguyên nhân khác nhau, trong đó, ho kéo dài gây khó chịu cho người bệnh và làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ.
  • Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật… ra khỏi đường hô hấp để bảo vệ đường hô hấp. Ho cũng là một triệu chứng biểu hiện khi niêm mạc đường hô hấp bị viêm do các nguyên nhân khác nhau.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Năm nay tôi 65 tuổi. Thời gian gần đây, tôi rất hay bị ho, tôi đã sử dụng nhiều bài Thu*c Đông y mà các triệu chứng không thuyên giảm.
  • Bạn bị ho suốt nhiều tuần lễ. Làm sao để biết đó là một cơn cảm lạnh khó trị hay một căn bệnh nào đó nghiêm trọng hơn?
  • Thỉnh thoảng cháu có những cơn khò khè khi ăn tôm, cua. Cơ địa dị ứng có là nguyên nhân dẫn đến bệnh hen hay không và phải chữa trị thế nào?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY