Tâm sự hôm nay

ChildFund hỗ trợ để không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau

(MangYTe) - Trong 25 năm qua, ChildFund đã thực hiện 261 dự án tại Việt Nam, hoạt động tại 58 xã, thuộc 10 huyện, trên ba tỉnh nông thôn miền núi phía Bắc là Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, TP Hà Nội, tiếp cận gần 90.000 cá nhân và khoảng một nửa trong số đó là trẻ em và thanh niên.

Covid-19 và việc sử dụng internet ngày càng gia tăng đang tạo ra những mối đe dọa mới đối với sự an toàn và sức khỏe của trẻ em. đánh dấu năm thứ 25 childfund thực hiện các chương trình phát triển tập trung vào trẻ em tại việt nam, childfund cam kết thực hiện các bước đổi mới và tham vọng hơn để xây dựng cộng đồng nơi mọi trẻ em đều có thể nói "tôi an toàn. tôi có học thức. tôi tham gia đóng góp. tôi có tương lai."

Childfund trao quà cho trẻ em huyện ba vì có hoàn cảnh đặc biệt vươn lên trong cuộc sống.

Đã có nhiều thay đổi ở việt nam trong 25 năm qua. đất nước đã đạt được những tiến bộ đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chính phủ ưu tiên đầu tư vào các chương trình hỗ trợ sự phát triển của trẻ em, với nhận thức đúng đắn về đầu tư cho tương lai. sự phát triển kinh tế và công nghệ mới tạo cơ hội cho thanh niên và tạo ra khả năng tiếp cận thông tin và nguồn lực. tuy nhiên, trình độ hiểu biết về công nghệ truyền thông thấp đang làm tăng khả năng trẻ em bị xâm hại và bóc lột trực tuyến. tại việt nam, hơn 1/3 số tài khoản facebook thuộc về giới trẻ, độ tuổi từ 15 đến 24.

Ứng phó với tình hình này, childfund đã phát triển các chương trình can thiệp mang tính sáng tạo để hỗ trợ trẻ em ở việt nam. bà margaret sheehan, giám đốc điều hành của childfund australia cho biết: "chương trình an toàn trên mạng - childfund's swipe safe đang hỗ trợ những người trẻ tuổi tận dụng lợi thế của thế giới kỹ thuật số, đồng thời đảm bảo họ có thể thực hiện các bước tích cực để giữ an toàn khi sử dụng internet".

Hoạt động của childfund việt nam cũng tập trung vào việc hỗ trợ việc học tập cảm xúc xã hội của thanh thiếu niên. bà sheehan cho biết thêm: "childfund pass it back, một chương trình thể thao vì sự phát triển độc đáo, đang mang đến cho thanh thiếu niên ở nông thôn cơ hội học hỏi các kỹ năng sống quý giá thông qua các môn thể thao cộng đồng được tổ chức. với trọng tâm là hòa nhập, hơn một nửa số cầu thủ và huấn luyện viên là trẻ em gái và phụ nữ."

Trong 25 năm qua, childfund đã thực hiện 261 dự án tại việt nam, hoạt động tại 58 xã, thuộc 10 huyện, trên ba tỉnh nông thôn miền núi phía bắc là hòa bình, cao bằng, bắc kạn, cũng như tp hà nội.

Chỉ trong năm 2019 - 2020, các dự án của childfund đã tiếp cận gần 90.000 cá nhân, khoảng một nửa trong số đó là trẻ em và thanh niên. các ưu tiên trong chương trình cũng đã thay đổi theo thời gian, thích ứng và đáp ứng với những thách thức mới mà trẻ em và thanh niên đang phải đối mặt.

Bà nguyễn thị bích liên, giám đốc quốc gia childfund việt nam, cho biết: "năm 1995, khi childfund bắt đầu làm việc với các cộng đồng ở tỉnh hòa bình, các dự án của chúng tôi tập trung vào việc cải thiện sự sống còn của trẻ em, giảm nghèo trẻ em và gia tăng khả năng tiếp cận các chương trình phát triển giáo dục mầm non. ngày nay, chúng tôi cam kết mang lại cho những người trẻ tuổi cơ hội tiếp cận, xây dựng khả năng ứng phó với thay đổi và tạo ra các cộng đồng an toàn hơn. giáo dục tiếp tục là một trọng tâm trong công việc của chúng tôi, bởi vì chúng tôi biết từ kinh nghiệm rằng đây là một công cụ quan trọng để phá vỡ chu kỳ bất bình đẳng, thiệt thòi."

Những thành công của chương trình phát triển cộng đồng của childfund tại việt nam có được nhờ sự hợp tác chặt chẽ với chính phủ việt nam, các nhóm xã hội dân sự, các nhà tài trợ cá nhân và tổ chức, cộng đồng địa phương và trẻ em cùng thanh thiếu niên là trung tâm sứ mệnh của chúng tôi.

Childfund quyết tâm xây dựng một thế giới không có trẻ em bị bỏ lại phía sau. và cùng nhau, chúng ta sẽ tiếp tục đảm bảo nhiều trẻ em ở việt nam có thể nói: "tôi an toàn. tôi có học thức. tôi tham gia đóng góp. tôi có tương lai."

VÂN KHÁNH

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/childfund-ho-tro-de-khong-de-tre-em-nao-bi-bo-lai-phia-sau-20201127084108923.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY