Bạn nên biết hôm nay

Chọn Thuốc trị nước ăn chân

Tôi bị nước ăn chân, rất ngứa ngáy khó chịu. Tôi có thể dùng Thuốc nào để trị bệnh này?
Hoàng Anh Tín

(Lào Cai)

Về mùa mưa lũ, bệnh nước ăn chân khá phổ biến, nhất là ở những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ như nơi anh ở. Bệnh nước ăn chân có tên khoa học là bệnh nấm kẽ chân. Khi bị bệnh này người bệnh sẽ thấy vùng da ở giữa các kẽ ngón chân bị bong tróc, chảy nước dịch vàng và rất ngứa.

Để điều trị bệnh nấm kẽ chân thường dùng các dung dịch BSI (thành phần gồm: acid benzoic, acid salicylic, iod và cồn 70 độ), ASA (thành phần gồm: aspirin, natri salicylat pha trong cồn 70 độ), các Thuốc mỡ có thành phần chống nấm như ketoconazole, ticonazol... Ngoài ra, nếu các tổn thương nặng có thể uống thêm Thuốc kháng nấm như griseofulvin, sporal...

Khi bôi Thuốc bệnh nhân cần chú ý vệ sinh sạch chỗ da bị nhiễm bệnh, sau đó dùng bông thấm nước hoặc miếng gạc mỏng thấm Thuốc rồi bôi lên vùng có bệnh, ngày bôi 2 - 3 lần. Trong quá trình dùng Thuốc người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: đau rát, lột da, có thể tăng sắc tố sau bôi Thuốc... Vì vậy, tuyệt đối không lạm dụng Thuốc, bôi kéo dài, bôi số lượng lớn Thuốc và nhiều lần trong ngày. Nên thực hiện dùng Thuốc liên tục không ngắt quãng cho đến khi làn da lành hẳn.

Để phòng bệnh nước ăn chân, anh cần chú ý luôn giữ cho bàn chân khô ráo. Sau khi đi ngoài mưa về hoặc sau thời gian ngâm chân trong nước lâu cần cởi bỏ giày dép ra ngay, rửa chân bằng nước sạch và lau khô ngay hai chân. Khi phải lội dưới nước lâu cần đi giày, ủng để bảo vệ bàn chân.

PGS.TS. Nguyễn Duy Hưng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/chon-thuoc-tri-nuoc-an-chan-n134690.html)

Chủ đề liên quan:

nước ăn chân thuốc trị

Tin cùng nội dung

  • Tất cả các loại rượu, bia, rượu vang, rượu trắng, rượu “ngoại”... đều chứa cồn (alcol etylic, ethanol) rất độc hại cho cơ thể vì nó có ảnh hưởng đến thể lực, tư duy, trí tuệ, khả năng lao động.
  • Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng thuộc chứng vị quản thống của y học cổ truyền. Nguyên nhân gây bệnh do tình chí bị kích thích, can khí uất kết hay do ăn uống thất thường...
  • Suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp, biểu hiện bằng các triệu chứng: nhức đầu, mất ngủ, tim đập mạnh...
  • Khái thấu đàm ẩm (viêm phế quản) là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi trong mùa lạnh. Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt, khí táo xâm nhiễm gây ra.
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, đạm, đường, do ăn uống không hợp vệ sinh
  • Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu thành tĩnh mạch bị giãn ra, sung huyết.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY