Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chóng mặt và các vấn đề về thị lực: Cảnh báo tăng huyết áp

Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy, tăng huyết áp có thể không có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào, ngoại trừ hai dấu hiệu: Chóng mặt và các vấn đề về thị lực…

Tăng huyết áp xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường. điều này dẫn đến tổn thương mạch máu, đặc biệt nếu áp lực duy trì quá cao trong thời gian dài. tăng huyết áp có thể góp phần gây ra đau tim, đột quỵ hoặc các vấn đề về thận. điều quan trọng là nhiều người bị tăng huyết áp mà không nhận ra điều này (do không có triệu chứng) cho đến khi xảy ra một tình trạng đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.

Một nghiên cứu được xuất bản bởi thư viện quốc gia hoa kỳ cảnh báo: nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt đột ngột hoặc các vấn đề về thị lực, cần kiểm tra huyết áp.

Trong bệnh tăng huyết áp, chóng mặt là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất. Chóng mặt kèm theo tăng huyết áp là một dấu hiệu của các vấn đề ở cột sống cổ, hậu quả của các động mạch bị chèn ép và liên quan đến việc cung cấp máu cho não bị suy giảm. Các chuyên gia khuyên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu cơn chóng mặt của bạn kéo dài hoặc tái phát trở lại.

Nếu ngoài chóng mặt, bạn còn cảm thấy buồn nôn, cảm giác sợ hãi, sốt kèm theo ớn lạnh, đổ mồ hôi, đánh trống ngực… cho thấy bạn đang bị huyết áp tăng quá cao. trong nhiều trường hợp, tình trạng này dấu hiệu báo trước của đột quỵ.

Khi huyết áp tăng quá cao, thành mạch máu trong võng mạc có thể dày lên để chống chọi với căng thẳng. Điều này làm gián đoạn việc cung cấp máu cho mắt và gây ra các triệu chứng mắt nhất định.

Các chuyên gia cảnh báo: nhìn mờ hoặc có đốm máu trong mắt có thể cho thấy bạn bị huyết áp cao. tăng huyết áp nếu không được khắc phục trong thời gian dài có thể làm tổn thương các mạch máu của võng mạc, hạn chế chức năng của võng mạc và gây áp lực lên dây thần kinh thị giác, gây ra các vấn đề về suy giảm thị lực và dẫn đến mù lòa.

(Theo MDF 12/2020)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/hai-dau-hieu-canh-bao-tang-huyet-ap-n184389.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....