Dáng đẹp hôm nay

Chưa cần dùng que thử, nếu xuất hiện 4 dấu hiệu này có thể bạn đã mang thai

Cơ thể người phụ nữ vô cùng nhau cảm. Nếu bạn xuất hiện những dấu hiệu sau, chưa cần dùng que thử, rất có thể bạn đã mang thai.

Chậm kinh nguyệt

Một trong những dấu hiệu đáng tin cậy nhất của thai kỳ chính là chậm kinh nguyệt. Sau khi thụ thai, cơ thể phụ nữ sẽ sản xuất ra hCG - một loại hormone giúp cơ thể duy trì thai kỳ, nó cũng báo với với buồng trứng dừng sản xuất trứng hàng tháng.

Việc thử thai sẽ phát hiện nồng độ hCG trong nước tiểu và cho chị em biết mình có mang thai hay không.

Thế nhưng, việc thai phụ chậm kinh nguyệt (có thể lên tới 2 tháng) xuất phát từ những nguyên nhân như căng thẳng, làm việc quá sức, chế độ sinh hoạt và ăn uống thất thường.

Xuất hiện các vết máu báo thai

Khoảng 10 ngày sau khi thụ thai, một số thai phụ sẽ bị ra máu *m đ*o, đau quặn nhẹ ở vùng bụng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do phôi di chuyển vào tử cung và bám vào lớp nội mạc tử cung.

Nhiều mẹ bầu lầm tưởng tình trạng xuất huyết ở thời điểm này là chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Thế nhưng, nếu huyết ngắn, ít, khác hẳn so với bình thường, bạn nên nghĩ đến tình huống đã có thai.

Ngực đau nhức

Khi trứng và tinh trung gặp nhau, việc thụ thai thành công sẽ thay đổi về nồng độ hormone progesterone và estrogen. Điều này giúp lượng máu tuần hoàn đến ngực nhiều hơn. Thế nên, ngực sẽ bị căng tức, cương cứng và có cảm giác nóng ran xung quanh đầu, núm vú.

Bên cạnh đó, núm ti của mẹ cũng có thể dễ bị tổn thương, thâm sạm.

Buồn nôn

Khoảng 80% phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng buồn nôn vào buổi sáng trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ. Đây là hiện tượng phổ biến do sự gia tăng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ bầu.

Theo phunutoday.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/chua-can-dung-que-thu-neu-xuat-hien-4-dau-hieu-nay-co-the-ban-da-mang-thai-20200507223138913.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY