Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Chứa nhiều dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe, nên ăn lạc, đậu phộng thế nào cho bổ dưỡng nhất?

Lạc hay động phộng có thể được coi là loại thực phẩm trong mỗi gia đình, với giá thành rẻ, có thể chế biến theo nhiều cách, ăn nhiều mà không ngấy mà lại có thể là món ăn chơi. Nhưng bạn có biết nên ăn lạc theo cách nào để tốt cho sức khỏe nhất chưa?

Dù là món ăn bình dân quen thuộc nhưng lạc lại là loại thực phẩm rất ngon miệng, không ngấy và cho sức khỏe. Các nhà khoa học cho rằng việc ăn lạc mang lại ít nhất 4 lợi ích cho sức khỏe:

1. Kiểm soát sự thèm ăn

Lạc thuộc loại thực phẩm "no cao", ăn một chút có thể khiến bạn cảm thấy no và giúp chống đói hiệu quả.

Tiến sĩ Mattes, chuyên gia dinh dưỡng tại Khoa Khoa học Dinh dưỡng, Đại học Purdue (Hoa Kỳ) cho rằng: "Độ no cao của lạc không chỉ là bởi hàm lượng chất béo, chất xơ và protein trong lạc, mà còn là sự kết hợp của nhiều chất dinh dưỡng khác nữa". Nếu bạn ăn lạc hoặc bơ đậu phộng vào bữa sáng, bạn có thể giảm lượng thức ăn trong ngày.

2. Đường huyết ổn định

Theo nghiên cứu khoa học, nếu một miếng thịt đỏ trong thực phẩm của con người được thay thế bằng lạc, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm 21%. Lạc sẽ làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate và giúp ổn định lượng đường trong máu.

3. Giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh

Một bài báo trên tạp chí Dinh dưỡng (Hoa Kỳ) cho thấy những người ăn lạc thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn 35% so với người bình thường.

Điều này là bởi thành phần axit béo của lạc kết hợp với các thành phần khác có tác dụng làm giảm mức cholesterol - "chất tẩy mạch máu", do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

4. Giảm nguy cơ ung thư ruột kết

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ ăn đậu phộng hơn 2 lần/tuần sẽ giảm 58% nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết, trong khi đó, con số này ở nam giới là 27%, do lạc có chứa axit folic và các chất chống ung thư khác.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những bệnh nhân bị lá lách yếu, tiêu chảy, tăng lipid máu, cắt túi mật và những người bị đầy ứ bụng không nên ăn lạc thường xuyên và nên được kiểm soát về lượng lạc ăn vào.

Ăn lạc như thế để tốt nhất cho sức khỏe?

1. Lạc sống không nên ăn

Lạc sống có hàm lượng chất béo cao - thứ khiến cơ thể con người tiêu hóa và hấp thụ chậm. Nếu ăn lạc sống với số lượng lớn, chúng có thể gây khó tiêu.

Ngoài ra, củ lạc phát triển trong lòng đất, thường bị ô nhiễm bởi trứng ký sinh trùng. Do đó, ăn lạc sống trong thời gian dài, con người có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Do đó, người ta khuyên rằng lạc nên được nấu chín trước khi ăn.

2. Mất dinh dưỡng khi rang, chiên lạc

Nhiều người thích ăn lạc rang và lạc chiên. Trên thực tế, việc rang hoặc chiên lạc sẽ phá hủy các thành phần glyceride và thioester trong lớp vỏ đỏ bên ngoài của lạc và làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của lạc.

3. Lạc luộc giữ lại đầy đủ chất dinh dưỡng

Trong thực tế, tốt nhất là bạn nên luộc lạc còn nguyên lớp vỏ đỏ bên ngoài để giữ lại hàm lượng dinh dưỡng.

Hơn nữa, khi lạc bị mốc tạo ra chất gây ung thư aflatoxin, nhưng khi được đun sôi, aflatoxin về cơ bản sẽ được hòa tan phần nào trong nước. Do đó, nếu có lẫn 1 vài hạt lạc bị mốc trong chỗ lạc bạn luộc chung thì nó cũng không gây ra độc tố cho tất cả chỗ lạc. Vì vậy, bạn nên ăn lạc luộc để hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng của lạc.

Nguồn: Abolouwang, Eat This, Heathline

Theo Helino

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/chua-nhieu-dinh-duong-co-loi-cho-suc-khoe-nen-an-lac-dau-phong-the-nao-cho-bo-duong-nhat-20200127103334899.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY