Bạn nên biết hôm nay

Chữa sương mù não hậu Covid không cần Thuốc Tây

TP HCM-Biểu hiện căng thẳng, thay đổi nhận thức, mất tập trung, hay quên sau khi khỏi Covid là hiện tượng sương mù não (brain fog), Đông y chữa bằng cách châm cứu, Thuốc uống, tập luyện...

Các triệu chứng "sương mù não" được đông y gọi là kiện vong (hay quên), tâm quý (hồi hộp), huyễn vựng (chóng mặt), thất miên (mất ngủ)..., theo bác sĩ lê nhất duy, bệnh viện đại học y dược tp hcm cơ sở 3, tp hcm. nguyên nhân gây ra các chứng trên thường do tình chí thất điều (tạng phủ không điều hòa), bệnh lâu ngày hoặc bệnh truyền nhiễm gây tổn thương các tạng phủ. các tạng bị tổn thương như tâm và thận, làm tổn thương thần chí, khí huyết hư gây nên sự thiếu hụt nuôi dưỡng não tủy, dẫn đến hay quên và các triệu chứng khác kèm theo.

Thạc sĩ, bác sĩ bùi phạm minh mẫn, bệnh viện đại học y dược tp hcm cơ sở 3, cho biết các tình huống trên thường gặp ở một số bệnh nhân hậu covid. biểu hiện lo lắng, căng thẳng, thay đổi nhận thức, mất tập trung, hay quên do liên quan thiếu máu não, rối loạn thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng suy nghĩ người bệnh, hay nói sai từ ngữ, khó khăn trong việc tìm vật dụng, khó biểu đạt ý nghĩ của mình. chẳng hạn như bước vào một căn phòng tìm đồ nhưng quên mất cần tìm cái gì, khó nghĩ ra từ đúng, khó nhớ những gì vừa đọc, mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành nhiệm vụ... ngoài ra bệnh có thể còn kèm thêm nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như nhịp tim nhanh, tay chân run, dễ hồi hộp.

Hiện chưa có số liệu thống kê chính xác nhưng theo các nghiên cứu nước ngoài, đối tượng gặp tình trạng này này bao gồm cả người trẻ và người cao tuổi, người mắc triệu chứng nhẹ hoặc nặng trong lúc nhiễm nCoV. Đặc biệt "sương mù não" hay gặp ở người cao tuổi có nhiều bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lo âu, trầm cảm...

Theo bác sĩ Mẫn, nCoV gây tổn hại các tế bào thần kinh, thiếu oxy do tổn thương phổi, viêm lan tỏa hay tổn thương mạch máu nhỏ làm giảm lưu thông máu não, gây ra tình trạng thiếu máu não, rối loạn thần kinh thực vật. Tâm lý lo lắng, căng thẳng, thiếu ngủ với ăn uống kém, hay suy nghĩ; một số bệnh nền kèm theo như đái tháo đường, thiếu máu, suy giáp và một số loại Thuốc cũng khiến tình trạng "sương mù não" tiến triển nhanh hơn.

Vì vậy, khi có những biểu hiện bất thường về nhận thức, giảm trí nhớ, giảm tập trung và khó biểu đạt được ý nghĩa cảm xúc, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để khám và loại trừ các nguyên nhân bệnh cấp tính, tổn thương thực thể. Các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng và dùng tứ chẩn (bốn phương pháp khai thác triệu chứng lâm sàng của y học cổ truyền) để đưa ra các bài Thuốc và các phương pháp điều trị thích hợp cho từng cá thể bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cần tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng tuần hoàn cơ thể, giảm căng thẳng sau mỗi giờ làm việc. Ăn thực phẩm nhiều omega 3 và nhiều chất chống oxy hóa để tăng cường tuần hoàn não, hạn chế hoặc tránh uống quá nhiều rượu và caffeine. Đảm bảo ngủ đủ 8-9 tiếng mỗi đêm; tăng cường sức mạnh trí não, chẳng hạn như giải các câu đố; tham gia vào một số hoạt động thú vị giúp giải tỏa căng thẳng.

Các phương pháp điều trị không dùng Thuốc có thể giải quyết tình trạng này bao gồm châm cứu như: hào châm, điện châm, phúc châm (châm vùng bụng), đầu châm (châm vùng đầu), nhĩ châm (châm trên loa tai). Dựa vào các thể bệnh riêng của từng người bệnh, thầy Thuốc sẽ đưa ra các bộ huyệt phù hợp hoặc có thể phối hợp nhiều phương pháp. Ngoài ra, chuyên gia có thể phối hợp xoa bóp bấm huyệt, gồm các thao tác xoa, lăn, ấn, vờn để tác động lên các huyệt, các vùng cơ hay các bộ phận trên cơ thể, làm tăng lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn.

Đối với các phương pháp dùng Thuốc, tùy theo thể bệnh có thể cân nhắc dùng một trong các bài Thuốc cổ phương (y học cổ truyền) và gia giảm các vị Thuốc theo từng thể trạng người bệnh. Các vị Thuốc thường sử dụng như nhân sâm, hoàng kỳ, thục địa, đương quy, bạch thược, táo nhân, lạc tiên, đinh lăng, rau đắng biển... có tác dụng bổ khí, bổ huyết, an thần. Bên cạnh dạng Thuốc thang thông thường, bác sĩ có thể sử dụng thêm các dạng khác như Thuốc ngâm, trà Thuốc, rượu Thuốc, Thuốc xông để hỗ trợ điều trị cho người bệnh.

Lê Cầm

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/chua-suong-mu-nao-hau-covid-khong-can-thuoc-tay-4438819.html)

Tin cùng nội dung

  • Chủ xe máy sẽ đến UBND xã, phường hoặc các điểm thu phí tại khu phố để nộp hoặc chính quyền địa phương cử cán bộ đến thu và cấp biên lai cho người nộp.
  • Trong khi thành phố thay đổi thời gian cấm đường ở khu trung tâm cho diễn tập mít tinh, nhiều người dân không biết nên vẫn chọn lộ trình khác di chuyển khiến nhiều khu vực xảy ra ùn ứ.
  • Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, thời gian tập trung của trẻ từ 3-8 tuổi chỉ có khoảng 8 phút. Thời gian trẻ lứa tuổi này tập trung lâu nhất cũng không quá 13 phút. Thế nên với trẻ em, không duy trì tập trung được lâu và trẻ mất tập trung là điều hoàn toàn bình thường
  • Vi phạm các quy định cho vay, Vũ Ngọc Kình, Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Chi nhánh TP HCM, đã duyệt cho vay trái quy định, cùng các đồng phạm gây thiệt hại 61 tỉ đồng.
  • Bệnh Alzheimer có thể được chia thành các giai đoạn nhẹ, trung bình hoặc nặng. Mỗi giai đoạn đều có các triệu chứng riêng biệt.
  • Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất, (chiếm khoảng 60 đến 70%), của hội chứng sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh Alzheimer trung bình ở độ tuổi trên 60, tuy nhiên, hiện nay, với sự hiểu biết về bệnh, và sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hiện đại, đã phát hiện không ít ca bệnh chỉ mới 40 đến 50 tuổi.
  • Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây, để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn, mà khoa học chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn thấp, và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Thống kê mới đây cho thấy 20-30% người trẻ gặp phải các vấn đề về trí nhớ. Mà nguyên nhân chính là stress khiến cơ thể tăng cường sản sinh các gốc tự do gây hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY