Kinh tế xã hội hôm nay

Chuyện bên trong khu chăm sóc trẻ sơ sinh có mẹ là FO khiến nhiều người rơi nước mắt

MangYTe - Chào đời trong hoàn cảnh đặc biệt khi có mẹ hay người thân khác là bệnh nhân COVID-19 nhưng các bé may mắn có những người mẹ tận tâm, yêu thương, chăm sóc bằng cả trái tim.

Ngày hôm qua (12/9), liên quan đến thông tin hàng trăm bé sơ sinh có mẹ F0 thiếu thốn tã, sữa, quần áo tại Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM, BV Hùng Vương xác nhận đây là những thông tin chưa đúng sự thật.

Bài viết sai sự thật về việc các bé sơ sinh có mẹ là F0 tại BV Hùng Vương thiếu thốn tã, sữa, không người chăm sóc (Ảnh: Fanpage Bệnh viện Hùng Vương).

Các hình ảnh được lan truyền là thời điểm các bé đang được thay quần áo chuẩn bị đi tắm và chiếu đèn vàng da. Không có việc thiếu quần áo, tã, sữa,… như thông tin trên mạng đã đăng. Riêng việc các bé nằm chung giường là do thực tế quá tải hiện nay. Các bé hiện tại đang được đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện điều trị và chăm sóc tận tâm và chu đáo.

Trên báo Dân trí, TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết - Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương chia sẻ, bản thân bà rất bức xúc và trằn trọc cả đêm sau khi đọc câu chuyện. Bà Tuyết khẳng định thông tin lan truyền trên mạng xã hội hoàn toàn không đúng với tình trạng thực tế tại bệnh viện.

Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương nhận định có thể người đăng bài chỉ nhìn vào hình ảnh, chưa kịp xác minh nên đã hiểu sai vấn đề, từ đó tự suy luận và sốt ruột cho các bé nên "chúng tôi không trách".

"Đêm qua tôi đã rất bức xúc, trằn trọc mãi không ngủ được vì bệnh viện thực sự đã nỗ lực và cố gắng rất nhiều. Sợ các bé không có đủ tình thương, chúng tôi còn thành lập thêm trung tâm H.O.P.E để các bé được ẵm bồng, chăm sóc nhiều hơn. Nên tôi khẳng định không có chuyện các bé không có người chăm nom hoặc thiếu thốn tã, sữa, quần áo. Chắc chắn!", TS.BS Tuyết khẳng định.

Vào cuối tháng 8, trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh có mẹ bị mắc covid-19 (h.o.p.e) do bệnh viện hùng vương thành lập được khánh thành tại trường mầm non họa mi 2 (số 11 lý thường kiệt, phường 12, quận 5, tp. hồ chí minh).

Trung tâm ra đời với mục đích hỗ trợ các bé có mẹ bị mắc COVID-19 và trong giai đoạn chưa có gia đình đón về.

Không được gặp mẹ ruột ngay từ lúc chào đời, không được bú sữa mẹ nhưng các em có được những "người mẹ" tuyệt vời là những tình nguyện viên tận tình chăm sóc.

Các mẹ xuất thân nhiều ngành nghề khác nhau từ giáo viên mầm non, tiếp viên hàng không, sinh viên, nhân viên văn phòng..., có cả những mẹ chỉ mới vừa tròn đôi mươi, còn ngồi trên giảng đường đại học, chưa có gia đình nhưng tất cả đều đến đây với tình thương vô bờ bến với các thiên thần nhỏ được sinh ra giữa mùa đại dịch.

Nữ tiếp viên hàng không Thu Hằng chăm bé tại Trung tâm Hope .

Trong thời gian các chuyến bay phải tạm dừng do dịch COVID-19, Nguyễn Thị Thu Hằng (26 tuổi, ngụ tại Q. Gò Vấp, TP.HCM) - một nữ tiếp viên hàng không đã đăng ký làm tình nguyện viên chăm sóc cho trẻ sơ sinh có bố mẹ là F0.

Dù còn trẻ, chưa có gia đình và cũng chưa có kinh nghiệm chăm trẻ nhỏ, trong khi trẻ sơ sinh rất mỏng manh nên Hằng đã gặp không ít khó khăn. Thế nhưng, Thu Hằng và các bạn tình nguyện viên khác đã không ngừng quan sát và học hỏi cách bồng bế, thay tã, cho trẻ ăn,… từ các điều dưỡng viên. Vậy là, cô và các tình nguyện viên đã bắt đầu với công việc làm "mẹ" của gần 50 đứa con.

Nhìn các bé được cha mẹ, gia đình đón về, các cô tại trung tâm cũng rất luyến tiếc nhưng cũng hạnh phúc vì giờ đây các bé sẽ được cảm nhận hơi ấm từ cha mẹ, từ gia đình thực sự của mình.

"Chia tay mình cũng buồn, nhìn cái nôi là nhớ các bé. Mình vẫn có thói quen nhìn tên rồi đổ sữa xong khi quay ra mới chợt nhớ là bé đã được gia đình đón rồi. Tất cả các con sinh ra đã thiệt thòi rất nhiều. Nhưng mà mình tin là khi thiệt thòi như vậy các em bé sẽ mạnh mẽ hơn", nữ tiếp viên hàng không chia sẻ.

Tình nguyện viên Kim Tiền đang chăm chú cho một em bé bú sữa

“Mỗi ngày, các bé sẽ được cho bú 8 cữ, có bé bú chậm, có bé bú nhanh nhưng phải ẵm từng bé để cho bé bú xong hết thì thôi. Bé bú lâu nhất có thể cả tiếng. Nửa tiếng trước khi bú, phải đánh thức bé dậy”, tình nguyện viên Lê Ngọc Kim Tiền, chia sẻ ‘thuộc làu’ công việc cho các bé bú sữa hằng ngày ở trung tâm. Mỗi tình nguyện viên hiện đang phụ trách chăm khoảng 4, 5 bé.

"Dù em không phải người mẹ sinh ra các bé nhưng em cũng cảm thấy rất xót xa cho những người mẹ mang nặng đẻ đau con 9 tháng mười ngày nhưng không được gần con thì chắc sẽ đau lòng nhường nào", Tiền cảm nhận và mong muốn bù đắp nhiều hơn cho các bé.

Bệnh viện Hùng Vương đang tiếp nhận điều trị, đỡ sinh hoặc phẫu thuật đón trẻ sơ sinh cho các trường hợp sản phụ mắc COVID-19. Trẻ sơ sinh có mẹ là F0 sẽ được chuyển đến Khoa Sơ sinh chăm sóc, điều trị và xét nghiệm COVID-19.

Nếu trẻ khỏe mạnh, đủ điều kiện xuất viện, bệnh viện sẽ bàn giao lại cho gia đình. Nếu trẻ được xuất viện mà gia đình chưa có điều kiện đón sẽ được chuyển đến Trung tâm H.O.P.E.

Tại đây, các bé được các bảo mẫu chăm sóc, đồng thời được nhiều mạnh thường quân hỗ trợ về sữa, tã và vật dụng cần thiết. Khi gia đình đón bé từ H.O.P.E về sẽ không phải thanh toán chi phí.

K.N (th)

Giadinh.net.vn cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/chuyen-ben-trong-khu-cham-soc-tre-so-sinh-co-me-la-fo-khien-nhieu-nguoi-roi-nuoc-mat-20210913101428248.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn vừa sinh xong và cơ thể của bạn còn yếu, không thể tự mình chăm sóc bé yêu. Còn các ông bố sau khi làm việc về với khối lượng công việc nhiều khiến mệt mỏi, nặng nhọc cùng với việc bé yêu hay quấy khóc khiến bạn và gia đình bạn bị stress vì không có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi. Bạn sẽ phải làm gì?
  • Hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Thứ 5 hàng tuần bắt đầu từ ngày 10/8/2017 bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí tổ chức các lớp học tiền sản cho tất cả những người có nhu cầu hiểu biết về quá trình mang thai, chăm sóc bà bầu và trẻ sơ sinh.
  • Trẻ bị Suy dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ những sai lầm, trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của các bậc cha mẹ, đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận động và trí thông minh của trẻ.
  • SKĐS- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân, có thể do trẻ rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, kém hấp thu dưỡng chất, bị dị ứng thức ăn, dị ứng với sữa hoặc bà mẹ sử dụng quá nhiều thức ăn hoặc Thu*c có tính chất nhuận tràng trong giai đoạn cho trẻ bú,…
  • Một trong những sự cố đau lòng khi chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng diễn ra mới đây tại Anh là lỗi chèn ống thông cho bé gái ra đời mới 26 tuần tuổi gây nát nội tạng, Tu vong ngay trên ngực mẹ.
  • Vào mùa lạnh, bên cạnh việc giữ ấm cho trẻ, cha mẹ phải chú ý tắm cho trẻ, vệ sinh da cho trẻ vì trẻ sơ sinh đi tiểu nhiều lần, nếu không vệ sinh thường xuyên sẽ khiến trẻ dễ nhiễm lạnh và bị hăm da, viêm da,…
  • Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em là công cụ theo dõi và chăm sóc liên tục sức khỏe bà mẹ, trẻ em trong thời gian mang thai, sinh đẻ, sau đẻ và đến khi trẻ được 6 tuổi
  • Trẻ sơ sinh thấp cân (TSSTC) là những trẻ có cân nặng lúc đẻ dưới 2.500g bao gồm cả trẻ đẻ non và suy dinh dưỡng bào thai.
  • Với những mẹo nhỏ, giúp bé khám phá thế giới rau quả và tự làm đồ ăn ngộ nghĩnh, bé sẽ có lòng say mê với những đồ ăn có lợi cho sức khỏe.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY