Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cô gái Hà Nội lấy chồng Trung Quốc mắc kẹt ở Việt Nam vì Corona: Nóng lòng bố mẹ chồng bên kia cấm túc, đồng nghiệp không dám đi làm, có người qua đêm vật vờ trên cao tốc

Câu chuyện của Giang kể về gia đình chồng và những đồng nghiệp của cô hiện đang ở Trung Quốc là bằng chứng rõ ràng về sự nghiêm trọng của virus Corona.

Dịch bệnh viêm phổi gây ra do virus Corona khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc nên hiện giờ những ai đang sinh sống và làm việc ở đất nước tỷ dân đều không khỏi hoang mang với sức khỏe của chính mình.

Phạm Giang (1992) là người Hà Nội nhưng sau đó sang Trung Quốc du học, làm việc rồi kết hôn với người chồng ở Giang Tây. Hiện tại, hai vợ chồng đang cùng nhau làm việc ở thành phố Thâm Quyến. Tết Nguyên Đán vừa rồi, Giang và chồng đã về Việt Nam ăn Tết nhưng thật không may lại đúng đợt dịch bệnh viêm phổi nên hiện giờ cả hai chưa thể quay về mà phải tạm ở lại đây chờ tín hiệu tốt.

Ngay lúc này, Giang đã có cuộc trò chuyện về hiện trạng của hai vợ chồng ở Việt Nam cũng như update cả thông tin về nhà chồng của cô ở Trung Quốc. Giang cho hay, tình hình bên đó khá nghiêm trọng khi

Trước đó, khi Giang về Việt Nam ăn Tết thì cũng là lúc Vũ Hán bắt đầu có dịch nhưng Thâm Quyến thì chưa động tĩnh gì nên tất cả mọi người đều suy nghĩ tích cực, cho rằng không đáng lo ngại. Do đó cũng không ai có hành động đeo khẩu trang hay phòng dịch gì cả.

"Đây là cái Tết thứ hai mình đi lấy chồng, năm ngoái ăn Tết Trung Quốc rồi thì năm nay hai vợ chồng mình về Việt Nam để thay đổi. Thời điểm bọn mình lên máy bay thì nhà chồng mình, chỗ mình làm việc vẫn ung dung lắm vì chẳng thấy gì nguy hiểm. Tuy nhiên đến bây giờ thì mọi thứ đã khác lắm rồi. Thành phố nơi nhà chồng mình sinh sống đã cấm tất cả phương tiện đi lại, đường phố lúc nào cũng vắng tanh. Bố mẹ chồng mình chỉ ở trong nhà, không ra ngoài mà sẽ hai ngày một lần cử người ra ngoài mua đồ ăn thức uống. Họ cũng lo lắng cho hai bọn mình nên gọi điện nói cứ ở lại đây, khi nào hết dịch thì hãy về Trung Quốc".

Nghĩ lại, Giang cho biết thời điểm Tết cũng là lúc những thông tin về dịch Corona bùng nổ, Giang và chồng lại về quê để đi chúc Tết họ hàng. Cũng may cho Giang là mọi người đều không sợ hãi tránh xa vì hiểu là cả hai không đi về từ Vũ Hán mà lại khởi hành từ rất sớm nữa. Thay vào đó, ai nấy khi gặp thì cũng đều hỏi thăm, động viên hai vợ chồng nên ở lại Việt Nam đợi khi nào hết dịch thì hãy đi. Nhưng đó là những người thân quen của Giang thôi chứ còn bản thân cô cũng được nghe thông tin ngoài chợ đồn về là cứ thấy người Trung Quốc hay người từ Trung Quốc về là ai cũng tránh xa. Vì lẽ đó nên hai vợ chồng Giang, nhất là anh chồng đều hạn chế đi ra ngoài.

Và hiện tại, dù ở Việt Nam Giang được coi là tạm an toàn nhưng cô và chồng lại rất lo cho bố mẹ ở Giang Tây. "Mỗi sáng mở mắt ra thấy số người nhiễm bệnh và Tu vong tăng cao quá làm mình cảm thấy rất buồn và rất sợ hãi. Không biết bố mẹ chồng bên đó như thế nào. Mình hy vọng dịch bệnh sớm được dập tắt để mọi người còn ổn định trở lại với cuộc sống thường ngày".

Thêm vào đó, trong lòng Giang và chồng cũng nóng như lửa đốt vì chưa biết phải xử lý công việc ra sao. Theo lời Giang thì các công ty Trung Quốc đều ấn định lịch đi làm trở lại ngày 10/2 nhưng cho đến hôm nay vẫn có rất ít người lao động quay trở lại các công ty, công xưởng.

"Hiện tại đồng nghiệp của mình ở Trung Quốc ai cũng rất sợ, ngày nào cũng có người update thông tin trong nhóm chat. Theo lịch cũ thì là 31/1 phải đi làm rồi nhưng do dịch Corona nên chuyển sang ngày 3/2 sau đó dịch bùng phát nên đổi sang 10/2. Tuy nhiên theo mình được biết thì cũng có người giống mình, chưa biết ngày nào quay trở lại vì không mua được vé tàu xe, có người thì sợ không dám ra ngoài nên có khả năng làm online, còn lại một số thì đã đi làm bình thường. Số người đi làm thì cũng sợ sệt, chỉ đi từ nhà đến văn phòng rồi lại về, họ cũng mang cơm đi ăn thay vì ăn ngoài như mọi khi".

Đỉnh điểm có người bạn của đồng nghiệp mình di chuyển từ quê lên đúng lúc kiểm tra gắt gao còn phải vật vờ trên đường cao tốc nữa cơ. Người đó đã về Giang Tây ăn Tết nhưng sau đó quay lại Thâm Quyến thì không vào được thành phố, quay ra đến Quảng Đông cũng không xong, chỗ trạm nghỉ trên đường cao tốc thì đóng cửa nên phải qua đêm trên đường. Nghĩ đến cảnh đó, mình bỗng thấy sợ".

Hình ảnh đường phố vắng tanh được đồng nghiệp của Giang chụp từ tòa nhà văn phòng làm việc.

Riêng với Giang, cô may mắn làm việc trong công ty có chi nhánh tại Hà Nội nên thời gian này đã xin làm việc tại văn phòng đại diện. Các sếp trong công ty cũng rất tạo điều kiện, nói Giang có thể ở Việt Nam cho đến khi nào dịch bệnh tạm ổn thì mới trở về cũng được. Về điều này, Giang đã cảm thấy đỡ lo hơn vì thu nhập không bị ảnh hưởng mà vẫn đảm bảo giảm nguy cơ mắc bệnh cho bản thân được phần nào.

Tựu trung lại, dịch bệnh đã khiến cho cuộc sống của không chỉ Giang mà rất nhiều người ở Trung Quốc bị đảo lộn. Nỗi niềm của tất cả thì ai cũng thấu hiểu, đó là mong cho đại nạn sớm qua đi để mọi thứ có thể quay trở lại bình thường. Mong rằng điều đó sẽ đến nhanh!

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/co-gai-ha-noi-lay-chong-trung-quoc-mac-ket-o-viet-nam-vi-corona-nong-long-bo-me-chong-ben-kia-cam-tuc-dong-nghiep-khong-dam-di-lam-co-nguoi-qua-dem-vat-vo-tren-cao-toc-20200210180018281.chn)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY