Khoa học hôm nay

Có thể bạn chưa biết: Chim cánh cụt nhận ra bạn tình bằng cách ghi nhớ đốm chấm

Những nghiên cứu mới về loài chim cánh cụt Châu Phi đã tiết lộ một điều vô cùng đặc biệt về chúng.

Theo trang IFL Science mới đây đưa tin về một điều vô cùng thú vị ở loài chim cánh cụt. Trước hết chúng ta cần biết ở loài chim, khả năng nhận dạng các cá thể chủ yếu dựa vào tín hiệu âm thanh hơn là tín hiệu thị giác, trong hầu hết các trường hợp, động vật sẽ ẩn náu trên cây và do đó có thể không dễ dàng phân biệt bằng mắt thường. Tuy nhiên, loài chim cánh cụt lại nằm ngoại lệ quy luật trên.

Một đàn chim cánh cụt châu Phi (Spheniscus demersus) được nuôi tại Zoomarine Italia - Công viên biển gần Rome, sẽ giải đáp về cách các loài chim nhận ra nhau.

Ảnh minh hoạ.

Theo Luigi Baciadonna, nhà tâm lý học người thực hiện nghiên cứu tại Đại học Turin, những chấm nhỏ trên ngực của những con chim này rất nổi bật. Mỗi con chim cánh cụt lại có chấm khác nhau, cho phép những người trông coi vườn thú xác định và để mắt đến những con vật mà họ chăm sóc. Vậy loài chim có sử dụng những dấu hiệu này cho mục đích tương tự không?

Để kiểm tra nó, Baciadonna và các đồng nghiệp đã thiết lập một thử nghiệm đơn giản tại công viên để khám phá. Vào giờ cho ăn, chim cánh cụt sẽ được nhẹ nhàng dẫn vào một chuồng nhỏ, ở cuối không gian là hai bức ảnh có kích thước thật của những con chim cánh cụt khác gồm một bức ảnh về bạn đời của chú chim cánh cụt được bao bọc và bức còn lại là một thành viên khác trong đàn của nó.

Mục đích là để xem liệu con chim cánh cụt được bao bọc có dành nhiều thời gian để nhìn bạn tình của nó hơn hình ảnh còn lại hay không và họ tin rằng điều này sẽ gợi ý rằng con vật đã nhận ra hình ảnh đó.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những con chim cánh cụt thực sự đã dành nhiều thời gian hơn để nhìn vào bức ảnh của bạn tình (trung bình 23 giây) so với những con chim cánh cụt khác và chúng dành gần gấp đôi thời gian đứng cạnh bạn tình.

Sau đó, nhóm đã chỉnh sửa ảnh chim cánh cụt để loại bỏ các chấm của chúng. Tiếp theo, họ lặp lại thí nghiệm với hai hình ảnh gồm một hình ảnh về bạn tình của chim cánh cụt và một hình ảnh về cùng một con chim không có chấm. Một lần nữa, những chú chim lại dành nhiều thời gian hơn để ngắm nhìn hình ảnh bạn tình với những dấu hiệu của chúng.

Cuối cùng, trong thử nghiệm thứ ba, chim cánh cụt được cho xem hai bức ảnh tương tự như thử nghiệm đầu tiên (với ảnh của bạn đời và một thành viên khác trong đàn), trong phiên bản này, các nhà nghiên cứu đã loại bỏ các dấu chấm khỏi cả hai hình ảnh. Và những con chim dường như không nhận ra bạn tình của mình.

Do đó có vẻ như khả năng nhận ra các cá thể khác cùng loài là khả năng được nhiều loài động vật nắm giữ hơn so với suy nghĩ trước đây. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hành vi động vật .

- Video: Kho báu rơi ra từ “tàu ma” 5.000 năm tuổi. Nguồn: Báo Người lao động.

Theo SHTT&ST

Link bài gốc Lấy link

https://sohuutritue.net.vn/co-the-ban-chua-biet-chim-canh-cut-nhan-ra-ban-tinh-bang-cach-ghi-nho-dom-cham-d195726.html

Theo SHTT&ST

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/co-the-ban-chua-biet-chim-canh-cut-nhan-ra-ban-tinh-bang-cach-ghi-nho-dom-cham/20231214092221192)

Tin cùng nội dung

  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Các nhà nghiên cứu của Trường Y học Nhiệt đới Liverpool (Anh) đang sử dụng một kỹ thuật mới có tên gọi antivenomics
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Tại sao quan hệ T*nh d*c lại có thể gây ra viêm bàng quang? Hormon có vai trò gì? Mối liên hệ giữa viêm bàng quang, vệ sinh vùng Sinh d*c và T*nh d*c.
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY