Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

COVID-19: Những chia sẻ nơi tâm dịch của các chiến sỹ áo trắng

Để tiết kiệm những bộ đồ bảo hộ đắt đỏ, các điều dưỡng viên ở Vũ Hán phải đóng bỉm và thậm chí không uống nước 2 giờ trước khi làm việc.

Dinh Renyu (thứ ba từ trái sang), trưởng nhóm y tế từ tỉnh Liêu Ninh được phái đến

Bác sỹ Ding Renyu bận rộn chăm sóc các bệnh nhân tại một bệnh viện ở tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc, đến nỗi không có thời gian để ý những vết hằn trên khuôn mặt do đeo khẩu trang quá lâu đã sưng tấy và rỉ máu.

Là người đứng đầu một nhóm hồi sức cấp cứu được cử từ tỉnh Liêu Ninh đến Vũ Hán tham gia cứu chữa các bệnh nhân nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (

[Chuyện về những "chiến binh áo trắng" trong cuộc chiến chống COVID-19]

Bác sỹ Ding Renyu đồng thời là Phó Chủ nhiệm Khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện First thuộc Đại học Y khoa Trung Quốc ở Liêu Ninh. Ông chia sẻ: "Chúng tôi đang gồng mình chạy đua với tử thần. Phần lớn các bệnh nhân đang trong tình trạng hết sức nguy kịch. Điều mấu chốt để cứu họ thoát ch*t là duy trì tình trạng sức khỏe của họ được ổn định."

Một trong những bệnh nhân cao tuổi nhất trong số này là bệnh nhân mang họ Wang, 95 tuổi. Ông không những mắc bệnh COVID-19 mà còn bị đột quỵ và bệnh thận. Một cơ thể yếu ớt kèm theo một loạt các thứ bệnh khiến ông có nguy cơ cao bị Tu vong.

Để cứu bệnh nhân này, bác sỹ Ding Renyu đã đưa ra một gói chăm sóc đặc biệt trong đó chế độ ăn uống và Thu*c men cũng như các dịch vụ khác như tắm, thay tã cho bệnh nhân và tẩy trùng phòng của bệnh nhân.

Thông thường, việc tiến hành điều trị này ít gặp khó khăn, song do dịch bệnh COVID-19, các nhân viên y tế buộc phải mặc 3 lớp áo choàng phẫu thuật, bộ đồ bảo hộ và bộ đồ cách ly dùng một lần. Còn những phần hở ở tay và chân của họ đều phải dán băng để tránh tiếp xúc trực tiếp khi điều trị bệnh nhân.

Trưởng nhóm điều dưỡng tại bệnh viện Renmin, Yin Fang cho biết: "Giống như là có một cái lò bên trong khi mặc bộ

Để tiết kiệm những bộ đồ bảo hộ đắt đỏ, các điều dưỡng viên phải đóng bỉm và thậm chí không uống nước 2 giờ trước khi làm việc. Bác sỹ Ding Renyu chia sẻ: "Bạn không biết gì về cơ thể của mình khi dồn hết tâm huyết cứu chữa các bệnh nhân. Cuộc sống của tôi ở đây là không ngừng chiến đấu." Bác sỹ vừa nói vừa lấy gạc bông lau tẩm iốt lau vết máu trên mũi mình.

Trong ngày 16/2 vừa qua, nhóm của

Ngoài nhóm bác sỹ làm việc tại bệnh viện Renmin ở Đại học Vũ Hán, tỉnh Liêu Ninh đã cử 1.730 nhân viên y tế tới tỉnh Hồ Bắc phần lớn chăm sóc các bệnh nhân nguy kịch tại bệnh viện dã chiến Lôi Thần Sơn và bệnh viện Union ở Vũ Hán.

Hơn 1.000 nhân viên y tế tỉnh Liêu Ninh hiện đang làm việc tại bệnh viện Lôi Thần Sơn, chiếm 62,5% đội ngũ nhân viên nơi đây./.

Minh Châu (TTXVN/Vietnam+)

Dòng sự kiện:Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/covid19-nhung-chia-se-noi-tam-dich-cua-cac-chien-sy-ao-trang/624205.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Lúc mới phát hiện chồng chát với bạn gái trên mạng, Yến - cô bạn thân của tôi đã làm ầm lên vì ghen.
  • Chỉ trong 45 ngày qua, toàn tỉnh đã tăng thêm gần 690 ca tay chân miệng, trong đó có 4 ca Tu vong.
  • Một số tờ báo đã đưa ra một bài viết có tựa đề ban đầu: “Bác sỹ từ chối mổ cấp cứu vì biết bệnh nhân là người viết báo”
  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Năm qua là một năm sóng gió đối với ngành y tế khiến những nhân viên y tế đàng hoàng, làm việc cật lực phải dừng tay lại ngơ ngác, hỏi chuyện gì đang xảy ra? Tôi là ai? Và tôi phải làm gì?
  • Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
  • Chị Phan Hồ Điệp – mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam đã chia sẻ với các bậc phụ huynh những kinh nghiệm khi chuẩn bị cho con vào lớp 1.
  • Khi TS. Ngô Kim Chung - nguyên Giám đốc Bệnh viện 175 TP. Hồ Chí Minh trao đổi cùng tôi về những trường hợp tai biến sản khoa gần đây, ông kể: “Hồi còn làm việc ở Bệnh viện Việt Đức, thời gian đó có nhiều tai biến phẫu thuật, thầy Tôn Thất Tùng đã từng than thở: série noire (loạt đen)”.
  • “Cho đến bây giờ, nếu anh Thanh chưa nói ra thì em chưa tin đó là sự thật. Dù sao em vẫn tin và hy vọng tình yêu của anh ấy dành cho em là có thật” – những bộc bạch của của cô gái khiếm thị Nguyễn Như Đào - nhân vật trong chương trình Điều ước thứ 7 trao đổi với PV.