Các cụ ngày xưa vẫn thường hay nói “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” để cho thấy tầm quan trọng của việc chọn lựa ngôn từ trong giao tiếp. Lời ăn tiếng nói vốn là thứ vô cùng quan trọng trong đời sống thường nhật, phạm trù này càng quan trọng hơn khi được đặt trong môi trường công sở.
Là môi trường lắm điều tiếng và nhiều thị phi, chỉ cần một giây phút lỡ lời, chị em Trong bữa tiệc liên hoan cuối năm của công ty, một nữ nhân văn phòng thấy đồng nghiệp nữ mặc bộ đồ mới bó sát thân, càng làm nổi lên thân thể mập mạp, đẫy đà của cô, thật không hợp chút nào, trông còn xấu hơn những bộ trang phục thường ngày. Cô liền nói: “Nói thật nhé, bộ đồ này tuy rất đẹp, nhưng cô mặc lên trông chẳng khác nào khoác mảnh gấm hoa lên chiếc thùng tô nô, trông thật không ra sao cả, vì cô béo quá”. Nữ đồng nghiệp vừa tức giận vừa xấu hổ, liền bỏ buổi liên hoan ra về ngay. Từ đó trở đi, cô không bao giờ nói một lời nào với nữ nhân kia nữa. Cô nhân viên văn phòng này vốn là người tốt bụng, cũng hay giúp đỡ người khác, và là người thật thà thẳng thắn. Cô cũng thành tâm có ý tốt với nữ đồng nghiệp để gây được thiện cảm, có hình ảnh đẹp hơn trước mặt mọi người. Tuy là người tốt, lại có năng lực, làm việc có thành tích, có tinh thần trách nhiệm, nhưng những bạn đồng nghiệp vào công ty cùng với cô đều đã được thăng tiến, bổ nhiệm vào các vị trí quản lý cao cấp, riêng cô vẫn là chỉ là người có chuyên môn cao mà thôi. Về công việc, cô vẫn được đồng nghiệp và cấp trên khen “tốt”, nhưng ở công ty cô rất cô độc, cứ lầm lũi một mình. Đại đa số đều giống trường hợp cô đồng nghiệp này, sau khi được đóng góp ý kiến thì không muốn gần gũi trò chuyện cùng nữa. Nhiều người vẫn nghĩ, “khẩu xà tâm phật” còn hơn “khẩu phật tâm xà” hoặc “khẩu nghiệp” để cho vui nhưng trong lòng không suy tính thì không đáng bị phê phán. Tuy nhiên, chung quy, vấn đề chẳng có gì khác nhau. Đứng ở góc độ người được hoặc bị phê bình, cảm xúc khó chịu, tiêu cực vẫn có. Lời nói thẳng, nói thật dù có xuất phát từ thiện tâm, nhưng nếu gây hậu quả xấu, khiến đối phương khó chịu, giận dữ hoặc thậm chí tổn thương thì tốt nhất nên không có. Góp ý hay phê bình không phải chuyện đơn giản và nó vốn là một nghệ thuật và người góp ý là một nghệ sĩ. Cho nên, đừng vì quá nhiệt tình mà làm người khác phật ý, cũng như khiến bản thân mình bị mọi người xa lánh.
Chủ đề liên quan:
bạn đồng nghiệp chị em công sở công sở đóng góp ý kiến giúp đỡ người khác lời ăn tiếng nói lý do môi trường công sở nàng công sở nhân viên văn phòng nữ đồng nghiệp ruột để ngoài da thăng tiến Triết lý công sở