Bệnh theo mùa hôm nay

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng và cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh

Tới nay, bệnh tay chân miệng là một bệnh chưa có Thu*c ngừa cũng như đặc trị. Bệnh rất dễ lây lan, như một mối họa lơ lửng trên đầu trẻ em và chỉ có thể phòng tránh.

Theo đại diện Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), bệnh tay chân miệng đang lan rộng tại nhiều địa phương, với số người mắc tăng cao, lên tới gần 2.100 trường hợp tại 57 tỉnh, thành phố. Căn bệnh này hiện nay đã trở thành nỗi lo thường trực của những ai có con nhỏ, đặc biệt trẻ từ 5 tuổi trở xuống.

Đây cũng là tuổi trẻ đi mẫu giáo nên khiến căn bệnh có khả năng lây lan thành dịch lớn. Theo ước tính, cứ 1 trẻ bị bệnh tay chân miệng có biến chứng nặng thì đã lây nhiễm cho khoảng 400 trẻ ngoài cộng đồng.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên lo lắng thái quá bởi số trẻ bị tay chân miệng có biến chứng nặng, gây Tu vong chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Các bậc phụ huynh chỉ cần hiểu biết đúng mực về căn bệnh này để phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách nếu chẳng may bé mắc bệnh.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính Enterovirus và Coxcakieruses gây nên. Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa nên các yếu tố sinh hoạt tập thể khiến bệnh dễ lây lan mạnh.

Sốt là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng. Ngoài ra, trong miệng trẻ có những vết đỏ, vết lở miệng ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi. Trẻ thường đau miệng, đau họng, chảy nhiều nước miếng, khóc vì đau, bỏ bú, bỏ ăn.

Trẻ còn có những vết phát ban dạng phỏng nước hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông.

Hầu hết các ca bệnh đều có diễn tiến nhẹ nhưng nếu trẻ sốt hơn 39 độ, kèm theo các triệu chứng khác như bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc, hoặc thỉnh thoảng giậtmình, giơ hai tay lên thì nên nghĩ đến biến chứng, cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Bệnh trở nặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến Tu vong. Nếu phát hiện sớm, có biện pháp can thiệp kịp thời thì nếu có biến chứng nặng cũng có thể cứu được và không để lại di chứng về sau.

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng

Khi thấy trẻ sốt, nổi bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân hay trong miệng cần đưa trẻ đi khám ngay. Nếu được chẩn đoán tay chân miệng, cần cách ly trẻ, đồng thời thông báo cho trường học để nhà trường có biện phát vệ sinh, khử khuẩn lớp học kịp thời và thông báo cho địa phương để có biện pháp khử khuẩn môi trường xung quanh, hạn chế tối đa khả năng lây lan tạo thành ổ dịch.

Nếu trẻ mắc bệnh ở thể nhẹ thì có thể theo dõi ở nhà và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu bác sĩ yêu cầu nhập viện thì cần nhập viện ngay để trẻ được theo dõi và can thiệp kịp thời.

Cha mẹ cần cho chế độ chăm sóc hợp lý cho trẻ như không kiêng tắm, ngược lại phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch trước khi sử dụng, không mớm thức ăn cho trẻ, không dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống.

Cha mẹ chú ý thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày với trẻ như đồ chơi, dụng cụ học tập, sàn nhà, bàn ghế... bằng các chất tẩy rửa thông thường.

Về dinh dưỡng, cần cho trẻ bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất, uống sữa, ăn cháo, tăng cường nước hoa quả để tăng đề kháng cho trẻ.

Đặc biệt, phụ huynhcần lưu ý theo dõi giấc ngủ và cơn giật mình ở trẻ nếu có. Đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy bệnh có biến chứng.

Triệu chứng bệnh tay chân miệng: Dấu hiệu điển hình của tay chân miệng là phát ban dạng phỏng nước ở trong miệng (niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt), trong lòng bàn tay, lòng bàn chân…

Khi bệnh có biến chứng nặng, trẻ thường có dấu hiệu quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình, hốt hoảng, run tay chân, co giật, nôn nhiều, bỏ ăn, liệt tay chân, da nổi nhiều bóng nước.
Theo Tuổi trẻ Thủ đô
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dau-hieu-benh-tay-chan-mieng-va-cach-cham-soc-tre-khi-bi-benh-n315377.html)

Tin cùng nội dung

  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY