Ung thư ở người gồm khoảng 200 loại bệnh, nguyên nhân của các ung thư cũng khác nhau và do đó mỗi quần thể có nguy cơ khác nhau đối với mỗi loại ung thư và phụ thuộc vào những đặc điểm địa lý, văn hóa và các thói quen của quần thể đó.
Dịch tể học là môn học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc hoặc ch*t đối với các bệnh cùng với những yếu tố quy định sự phân bố đó.
Dịch tễ học mô tả: Mô tả bệnh trạng với sự phân bố tần số của chúng với các góc độ chủ thể con người, không gian và thời gian trong mối quan hệ tương tác thường xuyên của cơ thể với các yếu tố nội sinh, ngoại sinh nhằm bộ lộ ra những yếu tố căn nguyên của bệnh trạng trong quần thể để có phác thảo, hình thành những giả thuyết về mối quan hệ nhân quả giữa yếu tố nguy cơ và bệnh.
Dịch tễ học phân tích: Có nhiệm vụ phân tích, kiểm định những giả thuyết hình thành từ dịch tễ học mô tả để từ đó có những kết luận rõ ràng về nguyên nhân.
Được tính bằng số trường hợp mới mắc trong quần thể trên 100.000 dân tính trong một năm. Đây là chỉ số tốt nhất của tần suất mắc bệnh ung thư.
Tỉ lệ mới mắc thường được dùng để cung cấp những dữ liệu về sự xuất hiện ung thư trong quần thể dân cư theo nhóm tuổi, giới tính, chủng tộc...người ta có thể tính tỉ lệ mới mắc cho toàn bộ dân cư hoặc từng bộ phận của quần thể dân cư với những đặc trưng phân bố khác nhau.
Ung thư phổi, dạ dày, tiền liệt tuyến, đại trực tràng và gan là 5 loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, phổi, dạ dày là những ung thư phổ biến nhất ở nữ giới, 52% số ca nói trên xảy ra ở các nước đang phát triển.
Các nhà dịch tễ học đã ghi nhận năm 2000, trên thế giới có 6,2 triệu ca Tu vong do ung thư, là nguyên nhân gây Tu vong thứ hai ở các nước phát triển sau bệnh tim mạch và đứng thứ ở các nước đang phát triển sau bệnh nhiễm trùng và bệnh tim mạch.
Yếu tố nhân chủng học:tuổi thọ của con người ngày càng tăng mà số ung thư hay gặp ở những người có tuổi.
Ở các nước phá triển, tỉ lệ Tu vong do ung thư ở nam cao hơn nữ giới do phân bố giải phẩu của ung thư hai giới:
Nam giới thường mắ các loại ung thư khó chữa khỏi cao hơn (ung thư phổi, dạ dày, thực quản, tiền liệt tuyến).
Là con số ước tính về số người mắc ung thư (ở tất cả các vị trí ung thư hay gộp lại ở một vị trí nào đó) và những người này sống tại một thời điểm nhất định hoặc một thời điểm nhất định trong khoảng thời gian xác định.
Được tính bằng số ca ung thư trên 100.000 dân nếu căn cứ vào số dân nói chung hoặc được biểu thị như một tỉ lệ nếu căn cứ vào số ca bệnh được thống kê ở bệnh viện.
Trong vòng 50 năm qua, ở các nước phát triển đã có những thay đổi rõ rệt tình hình mắc một số loại ung thư với sự tăng lên rõ rệt của ung thư phổi và sự giảm đi của ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung. Sự gia tăng của ung thư phổi được quy kết do tăng tiêu thụ Thu*clá. Xu hướng giảm ung thư cổ tử cungmột phần do sự áp dụng rộng rãi xét nghiệm tế bào cổ tử cung, tăng cường các điều kiện vệ sinh cho phụ nữ, sinh đẻ có kế hoạch và tỉ lệ cắt tử cung toàn bộ tăng lên. Sự giảm đi của ung thư dạ dày chưa được giả thích rõ ràng và có thể điều đó liên quan đến sự cải thiện vệ sinh dinh dưỡng, điều trị có hiệu quả vi khuẩn Helicobacter Pylori cũng như ăn nhiều thức ăn chứa các chất chống oxy hoá.
Các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt lớn về tình hình mắc của từng loại ung thư giữa các vùng khác nhau trên thế giới. Sự khác biệt này có khi lên đến hàng trăm lần giữa các vùng có tỉ lệ thấp nhất và cao nhất. Ví dụ: ung thư môi: 150 lần; ung thư vòm: 100 lần; ung thư da: 185 lần và ung thư hắc tố: 154 lần. Sự khác biệt này đã cho thấy có sự khác nhau rất lớn về các yếu tố tác động tới tính mẫn cảm ung thư của các quần thể dân cư hoặc có sự khác biệt lớn về các đặc điểm môi trường trong đó bao gồm cả yếu tố dinh dưỡng, các tập tục văn hóa và thói quen cá nhân. Khi các số liệu về các yếu tố này có sẵn, sẽ có khả năng tiến hành những nghiên cứu tương quan rất quan trọng cho việc hình thành các giả thuyết về nguyên nhân.
Sự khác biệt về tình hình ung thư giữa các vùng khác nhau trong một nước cũng khá rõ rệt như khi so sánh giữa các nước với nhau. Ví dụ: tình hình mắc ung thư cổ tử cung giữa ha miền Nam và miền Bắc Việt Nam.
Sự khác biệt về tình hình mắc ung thư giữa thành thị và nông thôn rất phổ biến đối với phần lớn ung thư đã cho thấy vai trò của yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới ung thư quan trọng thế nào.
Là yếu tố quan trọng nhất xác định nguy cơ mắc bệnh ung thư. Đối với hầu hết ung thư loại tế bào biểu mô thì tỉ lệ mới mắc tăng rõ rệt theo tuổi.
Mối quan hệ giữa tuổi và tỉ lệ mới mắc biểu thị hiệu quả tích lủy qua quá trình tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư theo thời gian.
Đối với ung thư vú, sự gia tăng chậm dần sau tuổi mãn kinh và tỉ lệ mới mắc ung thư cổ tử cung rất thấp sau 50 tuổi.
Khi so sánh tỉ lệ mới mắc của các bệnh ung thư giữa các quốc gia đòi hỏi tỉ lệ này phải được chuẩn hóa theo một quần thể dân cư thuần nhất và cấu trúc tuổi của các nước rất khác nhau, dân số chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất là dân số thế giới. Đây là một quần thể dân cư giả định có cấu trúc tuổi nằm giữa quần thể “già“ của các nước phát triển và quần thể “ trẻ “ của các nước đang phát triển.
Nam giới có tỉ lệ mắc ung thư cao hơn nữ giới đối với phần lớn các loại ung thư ngoại trừ ung thư tuyến vú, đường mật, mắt, đại tràng và tuyến nước bọt. Sự khác biệt này thường được quy kết do sự khác biệt về tính mẫn cảm mà cơ chế chưa giải thích được.
Sự khác biệt về tình hình mắc ung thư của các chủng tộc khác nhau trong cùng một quốc gia cho thấy tính mẫn cảm di truyền và các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng tới nguy cơ ung thư. Phối hợp các nghiên cứu di cư có thể phân lập được vai trò của từng loại yếu tố này.
Những người theo một tôn giáo nào đó có những nếp sống đặc biệt ảnh hưởng tới đặc điểm bệnh ung thư ở nhóm người này. Ví dụ tỉ lệ mắc ung thư vú cao ở các nữ tu sĩ và các bà xơ. Ung thư D**ng v*t và ung thư cổ tử cung rất thấp ở người Do Thái do luật cắt bao quy đầu lúc còn trẻ.
Viện ung thư quốc gia về an toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ năm 1978 đã công bố rằng 30% bệnh ung thư có liên quan đến môi trường làm việc, trong đó 4-8% trường hợp ung thư là do môi trường công nghiệp. Ở Pháp, hàng năm có thêm 7000-8000 trường hợp ung thư mới mắc do nghề nghiệp.
Mỗi người nên thực hiện đúng quy tắc bảo hộ lao động của nghề mình đang làm sẽ hạn chế được nguy cơ mắc ung thư.
Gồm nhiều yếu tố quan hệ tương hỗ: nền giáo dục, mức thu nhập, chế độ ăn uống, môi trường sống và làm việc, chất lượng các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khoẻ…cũng chưa chứng minh một cách rõ rệt các chỉ số về hoàn cảnh ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Cho thấy sự kết hợp vai trò của các yếu tố di truyền và môi trường đối với nguy cơ ung thư dựa vào việc so sánh nguy cơ ung thư của nhóm nhập cư với quần thể gốc và quần thể nơi nhập cư.
Việc xác định tình hình mắc bệnh ung thư chỉ có thể có được từ những ghi nhận ung thư dựa vào quần thể, thu thập một cách liên tục và có hệ thống các thoôg tin về mọi trường hợp ung thư mới xuất hiện trong quần thể dân cư xác định.
Việc xác định tình hình Tu vong do ung thư trước hết phải có hệ thống thống kê Tu vong và số liệu dân tộc học đáng tin cậy để có thể tính toán được tỉ lệ Tu vong. Ở nhiều quốc gia đang phát triển, chứng nhận Tu vong thường khoôg có chứng nhận của thầy Thu*c về nguyên nhân Tu vong. Vì vậy, tại những nơi này không thể tính toán được tỉ lệ Tu vong do ung thư hoặc do nguyên nhân khác, những số liệu đưa ra thấp hơn thực tếât nhiều. Từ năm 1950-1955, Tổ chức Y tế Thế giớiđã tiến hành thu thập các số liệu về tình hình Tu vong do ung thư từ nhiều quốc gia và trình bày trong “World Health Statistics Annual “.
Hiện nay trên thế giới có trên 200 trung tâm ghi nhận ung thư dựa vào quần thể đang hoạt động trên cùng một nguyên tắc chuyên môn do Hiệp hội Ghi nhận Ung thư Quốc tế đưa ra và đã xuất bản cuốn sách “ Tỉ lệ mắc ung thư ở năm châu “, xuất bản 5 năm một lần. Những nơi không có điều kiện ghi nhận ung thư quàn thể thì có thể ghi nhận ung thư dựa vào số liệu của bệnh viện.
Dịch tể học mô tả đã có những tiến bộ to lớn trong những năm gần đây đã cho chúng ta nhận thức ngày một rõ hơn về sự phân bố của ung thư và các yếu tố ảnh hưởng. Điều cần thiết là phải phát triển những trung tâm ghi nhận ung thư ở Châu Á, Châu Phi và có những hướng nghiên cứu mới, sâu hơn về sự phát triển của ung thư trong quần thể.
Nguồn: Internet.