Là tình trạng rối loạn hoạt động não với những hoạt động điện não bất thường, gây ra cơn động kinh với sự mất kiểm soát hoạt động của cơ thể, thường biểu hiện rõ qua các cơn co giật, cứng đờ, thở không đều hoặc ngừng thở. Cơn thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi qua đi, nhưng người bệnh thường phải mất khoảng vài giờ để hồi phục hoàn toàn trở lại trạng thái bình thường. Một số người bị động kinh vẫn có thể sống bình thường và không có triệu chứng gì khác lạ giữa các cơn.
Một số bệnh nhân bị động kinh vào tuổi thiếu niên và tự khỏi khi trưởng thành mà không cần điều trị. Một số khác phải dùng Thu*c điều trị liên tục, và một số khác kém may mắn hơn, ngay cả khi được điều trị bằng Thu*c vẫn tiếp tục duy trì các cơn động kinh không thuyên giảm.
Cơn động kinh xuất hiện do sự rối loạn của hoạt động não. Sự rối loạn này có thể gây ra do một số căn bệnh, hoặc cũng có thể do chấn thương. Các nguyên nhân cụ thể thường là:
Chẩn đoán cần phân biệt hai trường hợp: động kinh cục bộ (liên quan đến một vùng giới hạn trong não) và động kinh toàn thể (ảnh hưởng đến một vùng rộng lớn trên toàn não bộ, gây mất ý thức). Tuy nhiên, các trường hợp động kinh cục bộ cũng rất dễ dàng lan rộng trở thành động kinh toàn thể. Vì thế, có thể dựa vào mức độ tác động của cơn động kinh để phân biệt:
Cơn nặng: Trong cơn động kinh, người bệnh mất hẳn ý thức, toàn thân cứng đờ rồi co giật liên hồi, thở không đều hoặc có thể ngừng thở. Khi cơn qua đi, các cơ bắp nhũn ra, có khi người bệnh tiêu tiểu không tự chủ, tri giác rối loạn, mất định hướng, đau đầu, buồn ngủ. Tất cả triệu chứng mất đi sau vài giờ, do mất ý thức nên người bệnh không nhớ được gì về chuyện đã xảy ra. Nếu cơn nặng kéo dài không được điều trị kịp thời rất có thể dẫn đến Tu vong.
Cơn nhẹ: Cơn động kinh xảy ra rất nhanh, thường không kéo dài quá 1 phút nên thường gọi là cơn vắng ý thức, đôi khi rất khó nhận ra, vì chỉ biểu hiện bằng sự mất ý thức thoáng qua, không kèm theo té ngã hoặc co giật. Cơn nhẹ thường gặp ở trẻ con hơn là người lớn. Quan sát kỹ trong khi cơn xảy ra có thể thấy các ngón tay giật nhẹ, chớp mắt hoặc chép môi.
Cơn cục bộ đơn giản: Trong cơn động kinh người bệnh vẫn giữ được ý thức, chỉ có một số rối loạn bất thường thoáng qua như co giật nhẹ, một số ảo giác về thị giác, khứu giác, vị giác. Nói chung, người bệnh vẫn giữ được ý thức, nhận biết được cơn và có thể nhớ để kể lại.
Cơn cục bộ phức tạp: cũng gọi là cơn động kinh thùy thái dương. Người bệnh mất hẳn ý thức về môi trường chung quanh, đờ đẫn, mất phản ứng với hoàn cảnh, nhìn vẻ ngoài thấy lóng ngóng, vụng về, hoặc chép môi một cách không ý thức. Do mất ý thức nên người bệnh thường không nhớ gì về việc đã xảy ra.
Chẩn đoán xác định các cơn động kinh thường khó khăn do rất ít khi khai thác được nhiều thông tin từ bản thân bệnh nhân. Cần chú ý tìm hiểu thêm ở những người đã chứng kiến cơn động kinh xảy ra.
Một số xét nghiệm có ý nghĩa hỗ trợ chẩn đoán nhưng thường không giúp đưa đến kết luận, chẳng hạn như:
Đặt bệnh nhân nằm nghiêng bên trái. Nên kê gối mềm dưới đầu và tránh không để bất cứ vật cứng nào ở gần chỗ bệnh nhân nằm.
Sau cơn động kinh, cần hướng dẫn những người thân của bệnh nhân biết cách xử trí cấp cứu khi lên cơn. Chỉ định diazepam 10mg nhét hậu môn khi có cơn tái phát.
Trước khi tiếp tục dùng Thu*c chống co giật, cần kiểm tra các loại Thu*c mà bệnh nhân đang sử dụng để xác định có các loại Thu*c tương tác với Thu*c chống co giật hay không, đặc biệt thường gặp là các loại viên uống Tr*nh th*i. Hiệu quả Tr*nh th*i của cả hai loại viên uống Tr*nh th*i (viên kết hợp và viên đơn thuần) đều bị giảm khi sử dụng chung với carbamazepin, phenytoin, phenobarbiton và primidon. Để đảm bảo tác dụng Tr*nh th*i, phải sử dụng loại viên Tr*nh th*i có hàm lượng estrogen lớn hơn 50μg, hoặc nên chọn dùng một biện pháp Tr*nh th*i khác.
Phenytoin: mụn trứng cá, rậm lông, tăng sản lợi, trạng thái lơ mơ, rung giật nhãn cầu, tăng mức độ suy tim.
Natri valproat: tăng cân, rụng tóc, đau bụng, buồn nôn, run, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, giảm tiểu cầu, viêm gan nhiễm độc (phải kiểm tra chức năng gan trước khi dùng Thu*c cũng như thường xuyên theo dõi trong thời gian sử dụng Thu*c).
Hướng dẫn bệnh nhân tìm ra các tác nhân khởi phát cơn động kinh để né tránh. Một số bệnh nhân thường khởi phát cơn động kinh do ánh sáng chớp lóe, do sự mệt mỏi hoặc sau khi uống rượu...
Nếu những cơn động kinh vẫn tiếp tục tái phát sau khi đã dùng Thu*c, tăng liều Thu*c chống co giật sao cho đủ để kiểm soát các cơn động kinh nhưng không gây tác dụng phụ quá mức.
Để điều chỉnh hiệu quả liều sử dụng, có thể cần theo dõi nồng độ Thu*c trong máu bệnh nhân. Nồng độ nhắm đến khi sử dụng carbamazepin là 20-50μmol/L và khi sử dụng phenytoin là 40 – 80μmol/ L.
Nếu cơn động kinh không kiểm soát được ngay cả khi đã dùng liều tối đa các loại Thu*c chống co giật, chuyển bệnh nhân đến chuyên khoa hoặc đề nghị vào điều trị tại bệnh viện.
Nếu cơn động kinh đã kiểm soát được, duy trì việc sử dụng Thu*c và theo dõi kiểm tra hằng tháng liên tục trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Yêu cầu của mỗi lần kiểm tra là:
Mức độ thích hợp của loại Thu*c đang sử dụng: liều lượng, số lần xảy ra động kinh nếu có, tương tác Thu*c...
Xét nghiệm chức năng gan.