Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Đột quỵ tấn công nhiều người trẻ tuổi

Mỗi năm có khoảng 200.000 người Việt Nam bị đột quỵ, trong đó gần 35% tuổi 40-45 thậm chí mới đôi mươi.

Theo thống kê trước đây, đột quỵ não gia tăng theo lứa tuổi, thường xảy ra ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay có khoảng 25% các ca đột quỵ xảy ra ở những người trẻ tuổi và đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt đối với những người lạm dụng bia, rượu hay thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, chỉ số cân nặng quá mức,...

1. Nguyên nhân chủ yếu khiến người trẻ tuổi mắc đột quỵ

Khi bị đột quỵ, người bệnh thường sẽ có cảm giác tê hoặc yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân; đột ngột không nói được hoặc giọng nói bị méo, không hiểu được lời nói; thị lực cũng đột ngột bị mất, đau đầu dữ dội kèm chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng và vận động không theo ý muốn,...

Đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào? Theo thống kê trước đây, đột quỵ não gia tăng theo lứa tuổi vì vậy bệnh thường xảy ra ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay có khoảng 25% các ca đột quỵ xảy ra ở những người trẻ tuổi và đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt đối với những người lạm dụng bia, rượu hay thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, chỉ số cân nặng quá mức,...

Những nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng đột quỵ ở người trẻ tuổi diễn ra là do:

Bệnh lý dị dạng mạch máu não: Đây là một nguyên nhân hàng đầu gây nên đột quỵ ở người trẻ tuổi. Sự phát triển bất thường của mạch máu não sẽ gây nên những túi phình dẫn đến đột quỵ xuất huyết não hoặc mạch máu có thể bị bóc tách gây hẹp - hay gọi là đột quỵ nhồi máu não. Dị dạng mạch máu não có thể phát hiện sớm qua phương pháp chụp cắt lớp vi tính tương phản mạch máu não, hoặc chụp cộng hưởng từ mạch máu não.

Hút thuốc lá thường xuyên: Theo thống kê, có khoảng 50% người bị đột quỵ trẻ tuổi có sử dụng thuốc lá thường xuyên hoặc những người hút thuốc lá thụ động. Trong điếu thuốc lá có chứa khoảng 7000 chất độc hóa học, các chất độc này được vận chuyển vào máu sau khi hấp thu vào phổi, từ đó phá hủy các tế bào trong cơ thể, tăng nguy cơ vữa xơ, tổn thương mạch máu não.

Rối loạn chuyển hóa mỡ máu: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ Apolipoprotein B và Apoprotein A- I (ApoB/ApoA-I) có liên quan đến đột quỵ nhồi máu não. Đối với những người trẻ tuổi, các thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,... sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạch máu.

Bệnh béo phì, ít vận động: Khoảng 10% người trẻ tuổi bị đột quỵ có thừa cân (chỉ số khối cơ thể BMI >30), ngoài ra các chỉ số tại vòng bụng, hông còn có mối liên quan chặt chẽ hơn đến nguy cơ đột quỵ.

Đái tháo đường và tăng huyết áp: 30% đột quỵ ở người trẻ tuổi là do đái tháo đường và bệnh tăng huyết áp là khoảng 10%. Do thói quen ăn uống không lành mạnh, ô nhiễm môi trường khiến độ tuổi mắc tiểu đường càng trẻ.

Sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích gây đột quỵ ở người trẻ tuổi chủ yếu là rượu bia. Các loại rượu nặng có liên quan chặt chẽ đến sự gia tăng chảy máu não.

sử dụng rượu bia

Việc sử dụng hoặc lạm dụng các chất kích thích có thể là nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi

2. Các biến chứng đột quỵ ở người trẻ tuổi

Các biến chứng đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng giống như đột quỵ ở người cao tuổi. Mặc dù có thể cơ địa người trẻ tuổi tốt hơn nên khả năng hồi phục sau đột quỵ cao hơn nhưng nếu bệnh nặng sẽ gây tàn phế, ảnh hưởng đến tâm sinh lý người bệnh cũng như trở thành gánh nặng cho các thành viên khác trong gia đình.

Các biến chứng phổ biến nhất của đột quỵ não là về tim, viêm phổi, nghẽn tĩnh mạch, sốt, đau, khó nuốt, co cứng các chi hoặc trầm cảm,... Biến chứng của đột quỵ nhồi máu não và xuất huyết não ở người trẻ tuổi sẽ phụ thuộc vào vị trí não bị ảnh hưởng và khoảng thời gian não không có oxy. Những biến chứng phổ biến của đột quỵ bao gồm:

Sưng và phù nề não sau đột quỵ, khó đi bộ hoặc di chuyển tay chân do liệt. Đồng thời, người bị đột quỵ não có thể bị mất hoặc giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt;

Viêm phổi: Nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là do người bệnh bị đột quỵ gặp khó khăn trong việc nhai nuốt, khiến thức ăn, đồ uống đi vào phổi, dẫn đến viêm phổi;

Đau tim: Khoảng 1 nửa các ca đột quỵ liên quan đến tình trạng xơ vữa động mạch. Khi động mạch bị thu hẹp, xơ cứng sẽ làm gia tăng nguy cơ đau tim;

Trầm cảm: Đây là biến chứng rất phổ biến sau đột quỵ, đối với những người bị trầm cảm trước đột quỵ sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn;

Viêm loét, hoại tử do nằm liệt giường trong thời gian dài: Do thường phải nằm hoặc ngồi yên một chỗ trong thời gian dài vì bị liệt, do đó những người đột quỵ thường bị viêm loét;

Suy giảm nhận thức: Suy giảm nhận thức là dạng mất trí nhớ phổ biến thứ 2 sau bệnh Alzheimer;

Quên

Suy giảm nhận thức là một trong nhiều biến chứng phổ biến sau khi bị đột quỵ

Động kinh: Biến chứng này khá phổ biến ở người đột quỵ, nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là do não hoạt động bất thường, gây ra co giật;

Các chi co cứng, đau vai: Cơ bắp các chi bị co cứng, dẫn đến khả năng vận động của người bệnh hạn chế. Đau vai có thể là nguyên nhân của việc một tay bị yếu hoặc liệt, co cứng, dẫn đến việc vai bị ảnh hưởng;

Chứng nghẽn mạch máu: Nguyên nhân gây ra chứng nghẽn mạch máu sau đột quỵ là do người bệnh mất khả năng vận động hoặc khả năng vận động bị hạn chế khiến cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân;

Nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng bàng quang: Khi người bệnh bị đột quỵ, ống thông foley được đặt để thu nước tiểu khi người bệnh không thể kiểm soát chức năng bàng quang. Việc đặt ống thông này có thể gây ra nhiễm trùng;

Mất chức năng ngôn ngữ: Chức năng ngôn ngữ đột ngột mất sau đột quỵ rất phổ biến. Người bệnh sẽ gặp vấn đề khó nói, nói không đầy đủ hoặc nói những từ vô nghĩa,...

3. Cần phải làm gì để phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ tuổi?

Theo thống kê, có khoảng 15 triệu người mắc đột quỵ não, khoảng 5 triệu người trong số đó tàn phế vĩnh viễn và 5 triệu người tử vong mỗi năm. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ tử vong cũng như di chứng, người trẻ tuổi cần có các biện pháp phòng tránh kịp thời. Dựa vào các nguyên nhân trên, đột quỵ ở người trẻ tuổi có thể phòng ngừa nếu giữ một thói quen sinh hoạt lành mạnh như:

Có một lối sống tích cực cũng như chế độ ăn thích hợp và tăng cường tập thể dục, tập vận động mỗi ngày;

Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não ở người trẻ tuổi như bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bỏ hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các chất kích thích,... là phương pháp tốt nhất để phòng ngừa đột quỵ tái phát.

đi bộ

Người trẻ tuổi nên xây dựng lối sống tích cực và tăng cường tập thể dục để phòng ngừa đột quỵ

Bên cạnh đó, không nên chủ quan cho rằng đột quỵ não chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà bỏ qua việc thăm khám. Do đó, khi có biểu hiện của bệnh lý đột quỵ thì cần đi kiểm tra sức khỏe để kịp thời phòng ngừa những nguy cơ dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này.

Hiện nay, Chụp cộng hưởng từ - MRI/MRA được coi là công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não. MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cho kết quả chuẩn xác hơn so các kỹ thuật dùng tia X (ngoại trừ kỹ thuật chụp DSA đánh giá mạch máu) trong chẩn đoán các bệnh lý não, tim mạch, đột quỵ,... Hơn nữa, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT).

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang sở hữu Hệ thống chụp MRI 3.0 Tesla được trang bị tối tân bởi hãng GE Healthcare (Mỹ) với chất lượng hình ảnh cao, cho phép đánh giá toàn diện, không bỏ sót tổn thương mà lại giảm được thời gian chụp. Công nghệ Silent giúp hạn chế gây ra tiếng ồn, tạo sự thoải mái và giảm căng thẳng cho khách hàng trong quá trình chụp, giúp cho việc thu hình đạt chất lượng tốt hơn và rút ngắn thời gian chụp.Với hệ thống MRI tối tân và áp dụng các phương pháp can thiệp mạch não hiện đại, đội ngũ chuyên gia chẩn đoán hình ảnh và thần kinh giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, Vinmec là địa chỉ khám, tầm soát nguy cơ đột quỵ uy tín được khách hàng tin cậy.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/dot-quy-tan-cong-nhieu-nguoi-tre-tuoi-3892745.html)

Tin cùng nội dung

  • Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Tự nhiên mẹ tôi có dấu hiệu bị tê nửa bên người. Do tiền sử bà có bệnh huyết áp, tim mạch, gia đình muốn đưa bà đi tầm soát, đề phòng bệnh đột quỵ. Nhờ mangyte.vn tư vấn bệnh viện tốt, khám nhanh (vì bà cao huyết áp và bệnh tim, rất hay mệt khi chờ đợi lâu ở chỗ đông người). Chân thành cảm ơn. (Lê Thanh Phúc, Q.1, TPHCM).
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY