Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Gắp thành công mảnh xương trong thực quản cho bệnh nhân

(Tổ Quốc) - Các bác sĩ tiến hành chụp Xquang phát hiện anh N. bị mắc một mảnh xương ngang thực quản.

Chiều 16/6, bệnh viện 199 (bộ công an) cho biết vừa gắp một mảnh xương trong thực quản cho một bệnh nhân nam.

Thông tin ban đầu, vào chiều 14/6, khoa cấp cứu bệnh viện 199 cấp cứu cho bệnh nhân t.v.n (sn 1986, trú phường an hải bắc, quận sơn trà, đà nẵng) trong tình trạng đau nhức, mắc nghẹn ở cổ họng.

Sau đó, các bác sĩ tiến hành chụp xquang phát hiện anh n. bị mắc một mảnh xương ngang thực quản. bằng phương pháp nội soi mềm đi qua đường miệng vào thực quản, các bác sĩ đã gắp được mảnh xương kích thước 2,5 cm x 1,5 cm trong thực quản bệnh nhân này.

Theo bệnh nhân n. cho biết, trong lúc anh này ăn bún giò thì bị hóc xương có triệu chứng đau họng, nhưng không đến bác sĩ kiểm tra. sau đó n. về nhà tự dùng các phương pháp dân gian nhưng không hiệu quả, đến khi thấy đau nhức dữ dội, khó thở nên nhờ người thân đưa đến viện.

Ths. BS Hoàng Phương Thủy, Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện 199) cho biết, người dân bị mắc dị vật trong lúc ăn thường có thói quen tự xử lý như: nuốt cơm, nuốt bánh mỳ, ngậm C sủi, dùng tay móc dị vật…

"những phương pháp này gần như không có tác dụng, thậm chí còn gây hại vì có thể làm dị vật mắc kẹt sâu hơn và làm tổn thương thực quản. đối với trường hợp này, cần phải đến khám, đánh giá kỹ để phương thức xử lý kịp thời", bác sĩ thủy khuyến cáo.

Được biết, sau khi lấy dị vật soi kiểm tra lại không chảy máu, bệnh nhân n. đã được bác sĩ cho xuất viện.

Phúc An

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/gap-thanh-cong-manh-xuong-trong-thuc-quan-cho-benh-nhan-20200616143709226.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Bệnh diễn ra trong một thời gian dài làm cho niêm mạc thực quản biến đổi, dễ chuyển thành ung thư thực quản.
  • Các nhà khoa học Anh tìm ra cách thức mới trong việc chẩn đoán ung thư thực quản bằng cách kiểm tra viên nang Cytosponge làm từ bọt biển.
  • Tôi đi nội soi dạ dày được bác sĩ phát hiện polyp. Kết luận như sau: viêm hang vị, polyp nhỏ thực quản: niêm mạc thực quản sát tâm vị có polyp nhỏ dạng dẹt D khoảng 3mm. Bác sĩ nói không phải điều trị gì. Tôi đề nghị nên có giải pháp tiếp theo đề phòng ung thư, nếu cần mổ tôi rất sẵn sàng. Nhưng bác sĩ vẫn bảo không phải điều trị, ba tháng sau nội soi lại. Kính nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Lê Văn Hải (Hà Nội)
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY