Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Giải pháp đẩy lùi cho người bị viêm mao mạch dị ứng

Khi trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ban đỏ thưa thớt hoặc dày đặc, thường bắt đầu từ chân và lan dần ra các bộ phận khác trên cơ thể, tưởng như chỉ là dị ứng đơn thuần nhưng khi các khớp chân, khớp tay đau nhức, đau bụng thành từng cơn, quanh rốn hoặc thượng vị, buồn nôn, đường tiêu hóa xuất huyết… đó là những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo chúng ta đang mắc viêm mao mạch dị ứng – một bệnh tự miễn chưa rõ nguyên nhân, là nỗi kinh sợ cho tất cả những người mắc bệnh.

Viêm mao mạch dị ứng – nỗi ám ảnh của người bệnh

ảnh minh họa

Viêm mao mạch dị ứng cũng như các bệnh tự miễn khác không ngoại trừ bất kỳ lứa tuổi nào, ai cũng có thể là đối tượng mắc bệnh khi cơ thể không khỏe mạnh, hệ miễn dịch hư hỏng và có dấu hiệu chống lại các kháng nguyên có lợi cho cơ thể. Khi hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng của người bệnh bị đe dọa, kéo theo là hàng loạt các hệ quả liên quan tới sức khỏe của người bệnh.

Viêm mao mạch dị ứng không ngay lập tức gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh song những ban đỏ trên da dày kín tại chân và tay gây mất thẩm mỹ, khiến nguời bị bệnhthiếu tự tin mỗi khi xuất hiện. Không dừng lại ở đó, nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, các khớp xương trở nên đau nhức, không đi lại được, một số trường hợp xuất hiện các tổn thương lở loét, chuyển sang giai đoạn hoại tử do không vùng đó không được máu nuôi dưỡng.

Biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh viêm mao mạch dị ứng là bị tổn thương thận, người bị bệnh có triệu chứng phù nề cơ thể, tiểu tiện ra máu.

Để khắc phục và đẩy lùi tình trạng bệnh viêm mao mạch dị ứng,hiện nay y học hiện đại vẫn chưa đưa ra phác đồ chữa trị đặc hiệu, mang tính lâu dài và dứt điểm. Các chẩn đoán và chữa trị theo phương pháp hiện đại vẫn mang tính trước mắt, tập trung giải quyết các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa biến chứng và giảm thiểu tối đa đau đớn cho người bệnh nhưng bệnh vẫn còn đó. Không những thế một số loại Thu*c kháng sinh, Thu*c chống viêm dùng lâu dài càng làm tổn thượng hệ miễn dịch, nguy cơ bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm mao mạch dị ứng đã sang giai đoạn hoại tử (ảnh minh họa)

Viêm mao mạch dị ứng theo quan điểm y học cổ truyền

Theo quan điểm của y học cổ truyền về chức năng, cơ thể con người là một khối thống nhất và hoạt động trên nguyên tắc sức khoẻ của một cơ quan ảnh hưởng tới sức khoẻ và chức năng của các bộ phận còn lại. Thay vì tập trung kiểm soát triệu chứng bệnh viêm mao mạch dị ứng, Đông y hướng tới việc củng cố hệ miễn dịch (Đông Y gọi là chính khí của cơ thể) bằng cách xác định gốc rễ vì sao hệ miễn dịch lại "trở chứng" và làm tăng chính khí cơ thể của người bệnh.

Viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em – nỗi ám ảnh của bậc làm cha mẹ (ảnh minh họa)

Ngoài ra cần, hồi phục chức năng sơ tiết, giúp cho sự vận hành của khí các tạng phủ được dễ dàng, thông suốt, thăng giáng được điều hoà; hoạt huyết, đả thông các huyết tứ, tăng cường sự lưu thông, tuần hoàn khí huyết. Khi khí thông huyết hành, chức năng Tỳ, Vị, Can, Thận ... được hồi phục thì bệnh tự nhiên sẽ hết.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/giai-phap-day-lui-cho-nguoi-bi-viem-mao-mach-di-ung-n156766.html)

Tin cùng nội dung

  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Những thực phẩm chứa nguồn vitamin dồi dào này sẽ giúp bạn xóa tan mọi mệt mỏi và căng thẳng.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Khó tiêu là rối loạn tiêu hóa thường gặp, nhất là trong thời ăn nhanh, uống vội hiện nay. BSCK2 Trần Ánh Tuyết, chia sẻ một số giải pháp khắc phục tình trạng trên.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY