Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hà Nội sẽ cử bác sỹ vào tâm dịch ở Vĩnh Phúc để thu thập kinh nghiệm phòng chống dịch COVID-19

MangYTe - UBND TP Hà Nội đã quyết định cấp bổ sung 214 tỷ đồng mua sắm máy móc, trang thiết bị phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Chiều 17/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các quận, huyện về tình hình dịch bệnh và công tác chủ động phòng, chống dịch.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngày 14/2, UBND TP Hà Nội quyết định cấp bổ sung 214 tỷ đồng mua sắm máy móc, trang thiết bị phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

Cũng theo ông Hạnh, tính đến 15h ngày 17/2, Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp dương tính với COVID-19. Hiện tại Hà Nội đang giám sát tại bệnh viện 68 trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 (trong đó 77 trường hợp đến từ Vũ Hán; 9 trường hợp đến từ Bình Xuyên, Vĩnh Phúc; 32 trường hợp đến từ các vùng khác của Trung Quốc; 13 trường hợp có tiếp xúc gần với người Trung Quốc/người đi về từ Trung Quốc có biểu hiện nghi mắc bệnh).

Số trường hợp đã xét nghiệm âm tính với COVID-19 là 66. Số trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm và tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ là 2 trường hợp (1 trường hợp ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, 1 trường hợp ở Bệnh viện Đống Đa).

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

"Hiện Hà Nội đang giám sát theo dõi sức khỏe người đi về từ vùng dịch tại cộng đồng 1.857 trường hợp, những người này được cách ly y tế tại nơi ở/nơi lưu trú. Hiện tại còn 336 người phải tiếp tục cách ly theo dõi sức khỏe", ông Hạnh cho hay.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết thêm, thành phố đang điều tra, khoanh vùng xử lý triệt để tại nhà bệnh nhân và các khu vực liên quan của 68 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, lập danh sách theo dõi 464 người tiếp xúc gần. Tình trạng sức khỏe của tất cả những người tiếp xúc gần đều ổn định; chưa có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh.

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: Không thể chủ quan trước dịch Covid-19 vì địa bàn Thủ đô có nhiều nguy cơ lây nhiễm.

Ông Chung cho rằng, Sở Y tế nên tìm từ 2 – 4 bác sĩ có năng lực, kinh nghiệm lên Vĩnh Phúc học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu từ nguyên nhân gây ra dịch bệnh, cách phát hiện, cách cách ly…

Ngoài ra, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp, trong đó quan trọng nhất là tuyên truyền, vận động để người dân đi qua vùng dịch, đi về từ vùng dịch, hoặc thấy dấu hiệu bất thường phải tự giác thông báo với cơ quan y tế.

Đồ hoạ: Hoàng Việt

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu thực hiện tốt biện pháp cách ly, chủ yếu tuyên truyền, vận động thực hiện, hạn chế phải cưỡng chế của chính quyền.

Đặc biệt, Sở Y tế phối hợp với Sở GD&ĐT phải tổ chức tập huấn cho giáo viên nắm bắt được dấu hiệu dịch bệnh, các biện pháp tiêu độc khử trùng. Khi quyết định đi học trở lại thì giáo viên phải biết các triệu chứng bệnh này, ứng xử phù hợp khi phát hiện.

Cùng với đó, cần lắp máy đo thân nhiệt tự động trong các lớp học. Tiến hành ngày đo 2 lần, trước khi vào lớp và sau khi tan học.

Ông Chung yêu cầu cuối tuần này tiếp tục phun tiêu độc, khử trùng lần thứ 4 tất cả các trường học trên địa bàn thành phố. Việc quyết định đi học trở lại hay không phụ thuộc vào tình hình thời tiết và đánh giá độ an toàn của thành phố.

Hà Nội triển khai lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19.

Theo đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP (CDC) Hà Nội đã chính thức được Bộ Y tế đồng ý cho thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với các mẫu nghi nhiễm COVID-19.

Bắt đầu từ ngày 18/2, Trung tâm sẽ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc. Mỗi ngày Trung tâm thực hiện lấy mẫu, xét nghiệm được khoảng 40-50 mẫu và cho kết quả được trong vòng 24 giờ.

"Với những mẫu bệnh phẩm dương tính, Trung tâm sẽ gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tiếp tục xét nghiệm khẳng định", ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội nói.

Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thời gian qua CDC Hà Nội đã chủ động phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương lấy mẫu tất cả các trường hợp nghi ngờ để xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh. Hiện trung tâm có năng lực xét nghiệm, có đủ thiết bị, nhân lực nên thời gian sẽ nhanh hơn.

Nhật Tân

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/ha-noi-se-cu-bac-sy-vao-tam-dich-o-vinh-phuc-de-thu-thap-kinh-nghiem-phong-chong-dich-covid-19-20200217195404407.htm)

Tin cùng nội dung

  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Dứa gai, tên khác là dứa dại, dứa gỗ... là một cây nhỏ, cao 1 - 2m. Thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY