Khoa học hôm nay

Hải cẩu có thể tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu ở đại học Duke của Mỹ nhận thấy băng tại khu vực sinh sản của loài hải cẩu này đang giảm khoảng 6% mỗi thập niên trong vòng 30 năm qua.

Hải cẩu phụ thuộc vào các tảng băng trên biển để sinh nở vào tháng 2 và 3.

Các nhà khoa học này cho rằng, trong vài năm gần đây, toàn bộ hải cẩu con sinh trong năm có thể đã ch*t. dù loài này không phải ít nhưng tương lai của chúng lại phụ thuộc vào cách chúng thích nghi với những thay đổi khí hậu mới.

David Johnston, dẫn đầu nhóm nghiên cứu phát biểu trên tạp chí PloS One rằng: “Hầu hết mọi nghiên cứu của chúng ta về băng và thay đổi khí hậu ở Bắc Cực đều tập trung vào việc xem xét số lượng băng tối thiểu hàng năm vào tháng 9, nhưng loài hải cầu này lại dùng băng trên biển theo mùa vào tháng 2 và 3. Và có rất ít nghiên cứu xem điều gì xảy ra đối với chúng”.

Khu vực sinh sản quan trọng nhất của loài này nằm dọc vịnh St Lawrence, ở bờ biển phía đông của Canada. Năm 2007, một báo cáo của chính phủ Canada kết luận số lượng loài hai cẩu này ch*t đang ở mức cực cao ở vịnh phía nam do các tảng băng còn rất ít.

Hải cẩu bắc cực cũng thường sinh sản ở biển trắng, phía tây bắc nga. các nhà nghiên cứu của trường đại học duke cũng cho thấy số lượng các hải cẩu con ch*t vì mắc cạn thay đổi theo số lượng băng vào tháng 2 và 3 được đo bởi các vệ tinh. nó cũng thay đổi theo sự dao động bắc đại tây dương, sự tuần hoàn khí hậu xảy ra hàng năm.

Các nghiên cứu về gen chỉ ra rằng một số hải cẩu có thể di chuyển giữa hai khu vực sinh sản là nga và canada. và gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện thấy những nhóm hải cẩu đang trong giai đoạn sinh nở xuất hiện ở các tảng băng ven biển xung quanh greenland, nơi chúng thường không đến đẻ. điều này cho thấy khu vực sinh sản của chúng đang hướng về phía bắc khi khí hậu của vùng xung quanh bắc cực ấm lên. việc di chuyển lên phía bắc có thể làm cho hải cẩu chạm trán thường xuyên với gấu bắc cực, một loài vật ăn thịt hàng đầu ở đây.

“nếu chúng ta muốn loài vật này sống sót, chúng ta phải biết trước khí hậu sẽ ảnh hưởng ra sao đến dân số loài hải cẩu này”, tiến sĩ johnston nói trên bbc.

Trung tâm dữ liệu về băng tuyết của Mỹ cho thấy trong suốt mùa đông hiện nay, các vùng bị băng che phủ gần như tương tự những gì đã thấy ở năm 2007, năm có số lượng khu vực băng che phủ thấp nhất theo ghi nhận của vệ tinh kể từ năm 1979.

1

Theo Phúc Nguyễn/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/hai-cau-co-the-tuyet-chung-vi-bien-doi-khi-hau-56017.html

Theo Phúc Nguyễn/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/hai-cau-co-the-tuyet-chung-vi-bien-doi-khi-hau/20210204082842790)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Lâm Đồng là một trong ít địa phương có thông đỏ với số lượng lớn. Tuy nhiên, công bố mới đây cho thấy loài thông này đang có nguy cơ tuyệt chủng.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY