Tin tức hôm nay

Tin tức

Hàm răng giả cắm vào thanh quản người đàn ông

Trong lúc vệ sinh răng miệng, người đàn ông 47 tuổi ở Cần Thơ không may bị hàm răng giả 7 chiếc rơi vào vùng họng thanh quản.

Ngày 13/3, BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ, cho biết, các BS của BV vừa lấy thành công hàm răng giả có 2 móc nhọn cắm vào họng thanh quản người đàn ông 47 tuổi.

Hình ảnh hàm răng giả trong thanh quản bệnh nhân.

Theo đó, bệnh nhân Huỳnh Bé Tú Anh (SN 1973, ngụ TP Cần Thơ), trong lúc vệ sinh răng miệng không may hàm răng giả 7 chiếc rơi vào vùng họng thanh quản, được người nhà đưa đến BVĐKTƯ Cần Thơ cấp cứu lúc 5h40 sáng 12/3.

Nhận thấy đây là tình trạng cấp cứu nên các BS tiến hành nội soi thám sát, can thiệp lấy dị vật, do BSCK1 Nguyễn Bảo Phước thực hiện. Kết quả nội soi cho thấy cách cung răng khoảng 38cm có hàm răng giả 2 móc sắt cắm vào ngách xoang lê (chỗ nối giữa hầu họng và thực quản), do đó việc lấy dị vật rất khó khăn.

Các BS lấy thành công hàm răng giả ra khỏi thanh quản bệnh nhân.

Các BS đã dùng dây thòng lọng lấy dị vật thành công trong 30 phút. Kiểm tra thấy có vết rách ở ngách xoang lê phải. Sau 2 giờ lấy dị vật, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, giảm đau họng. Được biết, bệnh nhân sử dụng hàm răng giả tháo lắp đã 20 năm, ít đi tái khám răng.

Theo BSCK2 Nguyễn Thị Quỳnh Mai (Trưởng Khoa Nội soi), dị vật răng giả bị rớt vào đường tiêu hóa rất thường gặp tại BV. Do sử dụng thời gian dài, răng giả không bám chắc vào khung răng nên dễ tuột trong quá trình sinh hoạt, như: ăn, uống Thu*c, hắt hơi… hoặc có một số trường hợp không có thói quen tháo răng giả khi ngủ.

BS thăm khám cho bệnh nhân Tú Anh sau khi nội soi.

Văn Đức

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Lay-ham-rang-gia-cam-vao-thanh-quan-nguoi-dan-ong-47-tuoi-585527/)

Tin cùng nội dung

  • Thời gian gần đây em rất hay bị tê bì lòng bàn tay. Khi em cố gắng nắm chặt bàn tay lại thấy rất đau và nhức, và dù đã cố gắng nhưng em cũng không thể nắm chặt tay lại được. Những lúc như thế em không thể làm việc gì nặng. Em đi khám thì BS chẩn đoán em bị hội chứng ống cổ tay, cho em đeo nẹp. Em nghe nói ở TPHCM có phẫu thuật nội soi điều trị bệnh này, vậy em nên đến bệnh viện nào, đăng ký phẫu thuật luôn có được không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Khôi - Bình Thuận)
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Bố mẹ tôi dự định đi du lịch miền Tây 1 chuyến, lưu trú ở Cần Thơ. Tôi hơi e ngại vì bố tôi bị cao huyết áp, dù ông có uống Thu*c đều đặn nhưng tôi vẫn lo lắng. Nếu trong chuyến đi mà sức khỏe ông có vấn đề gì thì phải làm sao? Liệu có dịch vụ khám bệnh ở khách sạn không ạ? Tôi cảm ơn mangyte.vn rất nhiều! (Đại Phong – Bình Dương)
  • Tôi có bé trai mới sinh được 1 tuần bị chân khoèo hai chân. Tôi ở Cần Thơ vậy nên đưa bé đến bệnh viện nào để điều trị tốt nhất cho bé? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Song - Cần Thơ)
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Ung thư thanh quản là một loại ung thư/bệnh lý mà tế bào ác tính (tế bào ung thư) hình thành trong mô thanh quản.
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Khi bị mất răng, bạn có thể cảm thấy khó khăn khi ăn nhiều loại thực phẩm hoặc phát âm không rõ ràng. Thậm chí, bạn có thể mất tự tin khi cười ở nơi công cộng. Hàm răng giả có thể giúp phục hồi các chức năng đó, ví dụ như ăn nhai, phát âm, và giúp mang lại cho bạn nụ cười đầy tự tin.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY