Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Hàng loạt ca đuối nước bất ngờ

MangYTe - Một bệnh viện tiếp nhận hàng chục ca đuối nước trong vòng một tháng. Các bác sĩ cảnh báo các bậc cha mẹ đang thiếu kỹ năng quản lý trẻ, dẫn đến T*i n*n ở trẻ em.

Khi ép tim cho trẻ cần ép tim tại vị trí nửa dưới xương ức, ép tim 15 nhịp và hà hơi thổi ngạt 5 nhịp, không vác ngược trẻ chạy. Nếu không cấp cứu đúng, có thể bỏ qua mất thời gian vàng và không cứu được trẻ.

Bác sĩ NGUYỄN TRỌNG DŨNG

Theo bác sĩ nguyễn trọng dũng - khoa hồi sức cấp cứu nội, bệnh viện nhi trung ương (hà nội), trong 2 ngày 6 và 7-9 đã có 2 bé gái (1 bé 7 tuổi và 1 bé 13 tuổi) gia đình phải xin về do tình trạng bệnh nặng, không cứu được tính mạng. cả 2 bé đều bị đuối nước khi đi chơi cùng gia đình trong dịp lễ 2-9 vừa qua.

Thiếu kỹ năng sơ cứu khi trẻ gặp nạn

Bác sĩ Dũng cho biết chỉ riêng trong tháng 8 đã có 8 trẻ cùng có tình trạng này, tháng 9 mới bắt đầu nhưng đã có 2 trẻ ở tình trạng vô phương cứu chữa, gia đình xin về. Một bé khác là bé trai 13 tuổi ngã xuống ao sen ở Gia Lâm, Hà Nội hôm 3-9 nhưng may mắn được cấp cứu kịp thời, hiện bé đã tự thở, có thể sớm được ra viện.

"bé 7 tuổi mới xin về hôm 6-9 là 1 trong 3 chị em ở bắc giang bị đuối nước khi đi chơi lễ cùng gia đình. sau khi các cháu ngã xuống nước, được cứu lên, các cháu đã được ép tim và tim đã đập trở lại, nhưng do thời gian rơi xuống nước dài, thiếu oxy nên 1 cháu Tu vong ngay, 1 cháu Tu vong tại bệnh viện ở quê nhà và 1 cháu gia đình vừa xin về" - bác sĩ dũng cho biết.

Cũng theo bác sĩ dũng, khi xem xét lại các tình huống dẫn đến T*i n*n gần đây ở trẻ em cho thấy các gia đình đang thiếu kỹ năng chăm sóc, quản lý trẻ, sơ cứu khi xảy ra T*i n*n. mới nhất, có 2 bé 1 tuổi uống nhầm dầu hỏa và dầu đánh bóng đồ gỗ, 2 loại dầu này đựng vào chai nước ngọt, để đúng trong tầm tay của trẻ nên trẻ tưởng nước ngọt và lấy uống, cả 2 cháu đã viêm phổi sặc dầu, phải thở máy nhiều ngày.

Với các ca đuối nước, bác sĩ dũng cho biết có một số gia đình khi đưa trẻ đi du lịch thì người lớn túm tụm lại nói chuyện hay tập trung vào điện thoại, hoặc để trẻ em trông nhau, khi quay lại thì đã muộn. bên cạnh đó, chỉ có khoảng 40-50% các cháu bị đuối nước được ép tim và hà hơi thổi ngạt (2 biện pháp cấp cứu phù hợp), nhưng có những trường hợp không được ép tim, hà hơi thổi ngạt đúng cách.

Sơ cấp cứu đúng cách: quyết định sống còn

Theo bác sĩ nguyễn minh tiến - phó giám đốc bệnh viện nhi đồng thành phố (tp.hcm), việc sơ cứu trẻ bị ngạt nước, đuối nước đúng kỹ thuật cực kỳ quan trọng, quyết định sự sống còn hay di chứng não của nạn nhân.

Theo đó, cách sơ cứu đúng là cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao hoặc vớt nạn nhân lên. sau đó, đặt nạn nhân nằm nơi khô ráo, thoáng khí.

Nếu nạn nhân bất tỉnh hãy kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Khi lồng ngực không di động tức là nạn nhân ngưng thở. Nạn nhân ngưng thở hãy tiến hành ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức.

Nếu nạn nhân còn tự thở, hãy đặt nạn nhân ở tư thế an toàn là nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra ngoài nếu nạn nhân nôn ói. quan trọng nhất là nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ như bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau ngạt nước.

Bác sĩ tiến cho biết thêm, phần lớn các nạn nhân bị ngạt nước Tu vong hoặc di chứng não là do bệnh nhân không được sơ cứu hay sơ cứu không đúng cách. trong đó sai lầm thường mắc nhiều nhất là bỏ nhiều thời gian cho việc xốc nước.

Động tác dốc ngược nạn nhân không cần thiết và không nên thực hiện vì thường lượng nước vào phổi rất ít chứ không phải phổi chứa đầy nước như người dân thường nghĩ. Lượng nước rất ít này sẽ được tống ra ngoài khi nạn nhân tự thở lại. Ngoài ra, việc xốc nước còn làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt và tăng nguy cơ hít sặc.

Ngoài ra, sai lầm cũng thường gặp là các nạn nhân ngưng thở, ngưng tim không được cấp cứu thổi ngạt và ấn tim tại nơi xảy ra T*i n*n hoặc trong lúc vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế. "Điều này làm cho não và các cơ quan thiếu oxy kéo dài, ch*t tế bào não dẫn tới Tu vong và di chứng não nặng nề. Vì thế tốt nhất là phải cấp cứu thổi ngạt ngay khi đưa đầu nạn nhân lên khỏi mặt nước trước khi đưa vào bờ" - bác sĩ Tiến phân tích.

Không để trẻ nhỏ một mình

Để phòng ngừa trẻ bị ngạt nước, đuối nước, bác sĩ Tiến khuyến cáo không để trẻ nhỏ một mình ở nhà, đậy kín các vật chứa nước trong nhà; luôn có người lớn đi theo khi trẻ chơi gần ao, hồ, kênh, rạch, sông; không cho bệnh nhân động kinh bơi và nên hướng dẫn tập bơi, cho trẻ học bơi.

Đồng thời nhà trường lưu ý dặn dò học sinh cuối năm nghỉ hè về vấn đề đi bơi, hay chèo thuyền vùng sông nước rất nguy hiểm, không an toàn, cần có sự giám sát.

LAN ANH - XUÂN MAI

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/hang-loat-ca-duoi-nuoc-bat-ngo-2020090908553679.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bỏng, sặc, ngộ độc là một trong những T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết một số cách sơ cứu thông dụng khi bé bị T*i n*n
  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Mỗi kỹ năng sống giống như một cái cây: phải gieo hạt mới có, phải vun tưới mới nảy mầm, phải chăm sóc đúng mới xanh tươi. Khi huấn luyện cho con được kỹ năng nào đó, là mới chỉ xong phần “gieo hạt”.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY