Dinh dưỡng hôm nay

Hàng tá tác dụng tuyệt vời của cây mía đối với sức khỏe

Mía có vô số tác dụng đối với sức khỏe con người như điều trị sỏi thận, chữa bệnh vàng da, chống nhiễm trùng, và phòng ngừa ung thư.

Thành phần dinh dưỡng:

Cây mía chủ yếu chứa đường Saccharose, ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể; Vitamin B1, B2, B6, C; Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt... và các acid hữu cơ có chứa acid succinic, acid fumaric, acid malic, acid citric...

Tác dụng thực dưỡng:

Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng trong trường hợp ho khan ít đàm, kể cả chứng ho ra máu; còn dùng trong các chứng mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát; cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần.

Theo thực nghiệm còn cho thấy, trong mía có chứa rất nhiều loại đường, điều đó có tác dụng ức chế các khối u ác tính (ung thư).

Những tác dụng tuyệt vời của cây mía:

Chữa bệnh vàng da

Nước mía là một phương thuốc tự nhiên để chữa bệnh vàng dado sự có mặt của billirubin trong máu. Bệnh này xảy ra do chức năng gan giảm. Tuy nhiên, nước ép mía có thể khôi phục lại sức mạnh của chức năng gan, hãy uống nước míaép mỗi ngày để chữa bệnh vàng da.

Chữa nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, viêm dạ dày có thể được chữa khỏi với một ly nước ép mía mỗi ngày.

Chữa các bệnh cúm và cảm lạnh

Nếu bạn nghĩ rằng uống nước mía sẽ làm trầm trọng thêm chứng đau họng thì quả là sai lầm, bởi vì nước mía thực sự có thể giúp chữa lành các ổ viêm nên sẽ làm giảm bệnh viêm họng, cảm lạnh và cúm.

Ngăn ngừa ung thư

Do có chứa nhiều kiềm trong thành phần nên nước mía có thể ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng, ung thư phổi và ung thư vú.

Giảm bớt các cơn đau

Nếu uống nước mía pha cùng với nước ép chanh và nước dừa, người mắc bệnh liên quan đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệtcó thể cảm thấy bớt đau đớn.

Giúp phát triển xương và răng

Thói quen nhai mía ngoài việc giữ cho hàm răng luôn “bận rộn”, mía còn giàu canxi giúp đảm bảo cho sự phát triển thích hợp của khung xương, hệ xương và răng.

Giữ ẩm cơ thể

Hiện tượng cơ thể mất nước vẫn là một căn bệnh thường xuyên xảy ra, đặc biệt là vào mùa hè. Vì vậy để ngăn chặn điều này, bạn có thể dùng nước mía để nhiệt độ cơ thể được duy trì thấp hơn và làm ẩm cơ thể.

Điều trị sỏi thận

Sỏi thận xảy ra do mất nước trong cơ thể. Vì vậy, để hydrat hóa cơ thể, bạn hãy cố gắng tiêu thụ nước ép mía một cách thường xuyên. Trong nước mía cũng có một số thành phần tự nhiên có thể phá vỡ sỏi thận.

Tốt cho bệnh tiểu đường

Người tiểu đường có thể ăn mía hoặc uống nước ép mía do trong loại cây này có chứa chất làm ngọt tự nhiên nên không gây nguy hiểm hoặc làm trầm trọng tình trạng bệnh.

Giàu dinh dưỡng

Nước mía giàu vitamin và khoáng chất như phốt pho, sắt, kali, canxi và magiê. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy nước ép mía có thể giúp phục hồi sự thiếu hụt vitamin trong cơ thể do sốt cao.

Tăng cường chức năng gan

Nước mía được cho là một trong những phương pháp điều trị tự nhiên tốt nhất cho các bệnh liên quan đến gan như vàng da. Mía có tác dụng như chất kiềm tự nhiên giúp duy trì cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.

Chữa bệnh đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi thấp

Ngó sen tươi, thịt mía mỗi thứ 500g đem ép lấy nước uống có tác dụng chữa bệnh đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi thấp. Liệu trình áp dụng 3-5 ngày.

Chữa suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, hay mệt

Nước mía 1 lít, đem nấu sôi, sau đó đập 2 quả trứng gà vào đun thêm 5 phút, ăn khi còn nóng để chữa suy nhược cơ thể, ngủ kém, người mệt mỏi. Nếu tay chân lạnh thêm lát gừng sống giã nát cho vào nước mía khi sôi.

Chữa ho gà

Mía 3 lóng, rau má 1 nắm, gừng 2 lát đem sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 nửa thì dừng, chia đều 3 bữa uống trong ngày để trị bệnh ho gà. Chú ý uống sau bữa ăn 30 phút và khi còn ấm để mang lại hiệu quả trị bệnh cao nhất. Liệu trình áp dụng từ 15- 20 ngày liên tiếp

Chữa bệnh sởi

Sắn dây 40g, rau mùi 20g, mía 2 đốt đem sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 nửa thì dừng, chia đều 2 bữa uống sau bữa ăn có tác dụng chữa bệnh sởi hiệu quả. Kiên trì áp dụng đến khi khỏi bệnh.

Chữa sốt rét có báng

Nước mía kết hợp với 1 – 2 giọt nước gừng ép uống hàng ngày có tác dụng chữa sốt rét có báng. Tuy nhiên, chú ý không uống quá 500ml ngày

Chữa một số bệnh về hệ tiêu hóa

Những người bị rối loạn tiêu hóa sẽ cảm thấy khá hơn nếu họ thường xuyên uống nước mía trong chế độ ăn uống hằng ngày. Kali chứa trong nước mía giúp cân bằng mức độ pH trong dạ dày, tạo điều kiện cho quá trình bài tiết chất dịch tiêu hóa xảy ra nhanh hơn, đồng thời giữ cho hệ thống hoạt động nhịp nhàng. Nó cũng giúp ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng dạ dày.

Giữ hơi thở thơm tho và trị sâu răng

Bạn từng trải qua cảm giác tự ti vì hơi thở có mùi khó chịu? Nước mía có thể giúp đánh tan nỗi lo của bạn. Với tính chất giàu khoáng chất bao gồm canxi và phốt pho, nước mía giúp men răng luôn chắc khỏe đồng thời giúp tăng cường độ bền chắc của răng và bảo vệ răng khỏi sâu răng. Mía cũng giúp khắc phục tình trạng hơi thở có mùi do sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng nói trên.

Quỳnh Hoa

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/hang-ta-tac-dung-tuyet-voi-cua-cay-mia-doi-voi-suc-khoe-27672/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY