Sau nhiều năm điều trị hiếm muộn và một số lần mang thai không thành công, vợ chồng chị Giang (30 tuổi, ngụ Tân Bình) vui mừng đón tin đậu thai hồi Tết. Đại dịch xảy ra, chị không may nhiễm bệnh. Khi bác sĩ nói phải chấm dứt thai kỳ, chị rất sốc và hoảng sợ.
"Nghe giải thích phải làm vậy để tốt cho cả hai mẹ con, tôi biết tình hình đã nghiêm trọng, chỉ còn hy vọng vào bác sĩ và cầu mong cho con khỏe mạnh", chị Giang kể về khoảnh khắc lịch sử của đời mình - hành trình vượt "cửa tử" để được về nhà hồi tuần truớc.
Trước đó, đi khám thai ở tuần thứ 29, chị được phát hiện mắc covid-19. ngày 24/8, chị nhập viện trung tâm hồi sức covid-19, bệnh viện đại học y dược tp hcm, trong tình trạng ho, sổ mũi. tuy nhiên, chỉ một tuần sau, thai phụ chuyển nặng sốt liên tục, khó thở, tải lượng virus cao, dù được thở oxy liều cao tối đa, nồng độ oxy trong máu vẫn giảm.
Được chuyển đến trung tâm hồi sức covid-19, chị giang thuộc nhóm 20% có triệu chứng từ trung bình đến nặng, cần hỗ trợ oxy. tuy nhiên, chị là người duy nhất trong số hàng chục thai phụ điều trị tại đây khiến bác sĩ phải đưa ra quyết định "cân não".
Thạc sĩ, bác sĩ nguyễn đức minh quân (khoa phụ sản bệnh viện đại học y dược tp hcm, người thông báo cho chị giang quyết định mổ thai) cho biết, nguyên tắc khi chăm sóc các thai phụ là mẹ khỏe thì bé khỏe, nên với các thai phụ mắc covid-19 các bác sĩ sẽ theo dõi sát sức khỏe của mẹ, đo tim thai, siêu âm. chị giang trở nặng quá nhanh, các bác sĩ phải bổ sung thu*c trưởng thành phổi, thu*c bảo vệ não cho em bé để giảm các rủi ro.
"Chúng tôi đã rất khó khăn để đưa ra quyết định để làm sao có thể bảo toàn tính mạng cho hai mẹ con", bác sĩ Quân nói. Lúc đầu, không khí của mẹ vẫn tốt, đủ đảm bảo trao đổi khí qua nhau nên ê-kíp cố gắng trì hoãn thêm vài ngày. Tuy nhiên, khi tuổi thai 30 tuần 2 ngày, các bác sĩ buộc phải chấm dứt thai kỳ để tiếp tục điều trị cho mẹ, dù có rủi ro cho bé.
Sau hội chẩn liên chuyên khoa, chị giang được đặt nội khí quản và mổ bắt con dưới sự phối hợp của các ê-kíp sản khoa, nhi khoa, hồi sức cấp cứu... do sinh non, sau chào đời, em bé phải đặt nội khí quản và thở máy, chăm sóc tại khoa sơ sinh của bệnh viện.
Chị Giang được điều dưỡng cho coi hình con sau khi hồi phục. Ảnh. Thùy Dung
Sau mổ, chị Giang càng trở nặng, nguy kịch. Bác sĩ La Văn Minh Tiến (Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM), cho biết: "Có những lúc ê-kíp tính tới phương án can thiệp ECMO (oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) cho bệnh nhân và gọi báo người nhà chuẩn bị tinh thần, tiên lượng xấu, có thể Tu vong".
May mắn, sau nhiều ngày được nhân viên y tế nỗ lực theo dõi và điều trị tích cực, tình hình sản phụ cải thiện hơn. Các bác sĩ ngưng dần Thu*c an thần. "Giây phút chị ấy tỉnh lại và biết mình đang ở đâu, chúng tôi rất mừng vì việc điều trị bước đầu thành công, hệ thần kinh người bệnh được bảo tồn sau thời gian phải dùng Thu*c an thần", bác sĩ Tiến kể.
Sau khi được rút ống thở, chuyển sang thở oxy qua mặt nạ, chị Giang mừng rỡ nghe bác sĩ hỏi "có muốn gọi về cho gia đình không?". "Lúc nói chuyện với chồng, tôi mới biết là mình vừa từ cõi ch*t trở về", chị nói.
Chồng chị, anh Hoà, còn nhớ như in 11 ngày vợ hôn mê là 11 ngày gia đình nội ngoại khóc cạn nước mắt, ngày đêm cầu nguyện. Nghe bác sĩ tiên lượng vợ có thể Tu vong, anh rụng rời, khủng hoảng. "Đó là những ngày tháng không thể quên. Con chúng tôi là niềm hy vọng suốt nhiều năm của cả gia đình hai bên. Giây phút được video call với vợ, tôi như vỡ òa", anh Hòa chia sẻ.
Ngày 22/9 chị Giang được xuất viện. Bé trai đã tăng từ 1,5 kg lên 1,9 kg nhưng còn bị viêm phổi và chưa thể tự thở, đang được bệnh viện chăm sóc tích cực trong môi trường vô trùng. Mỗi ngày, lúc 10h30 là thời gian hạnh phúc nhất của vợ chồng chị vì được thông báo về tình hình của con, nhìn thấy con qua màn hình điện thoại của bác sĩ.
"Rất cảm ơn các y bác sĩ đã có quyết định kịp thời cứu hai mẹ con tôi. Giờ, điều duy nhất chúng tôi làm được là cầu nguyện cho con mau khỏe mạnh, sớm về với gia đình", chị Giang nói.
Chị giang vui mừng trong ngày chiến thắng covid-19 trở về nhà và chờ gặp con. ảnh. thùy dung
Thai phụ là nhóm dễ bị tổn thương và trở nặng, thậm chí tu vong khi mắc covid-19. ngoài ra, phụ nữ mang thai nhiễm ncov còn có nguy cơ cao bị sinh non, thai ch*t lưu, rối loạn đông máu; trẻ bị nhiễm trùng, phải điều trị hồi sức đặc biệt... phụ nữ đang và sẽ mang thai được khuyến cáo cần tiêm vaccine ngừa covid-19 sớm, đầy đủ để bảo vệ bản thân cũng như có trải nghiệm sinh con hạnh phúc và trọn vẹn hơn.
"những ngày tháng covid-19 rồi cũng sẽ dần qua. mong cả gia đình sớm được đoàn tụ. các y bác sĩ cũng sẽ không phải đứng trước những quyết định khó khăn để giành giật sự sống mong manh như vậy", bác sĩ quân nói.
Thống kê chưa đầy đủ, từ tháng 4 đến nay tp hcm có hơn 1.000 thai phụ mắc covid-19. tính đến ngày 30/9 còn khoảng 270 người đang được điều trị. sở y tế cho biết đã đưa 100.000 liều vaccine covid-19 đến các bệnh viện có khoa sản trên địa bàn để tiêm cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần. bộ y tế cũng đốc thúc các địa phương nhanh chóng lập danh sách, tiêm cho nhóm này nhằm tăng tỷ lệ bao phủ vaccine, giảm tỷ lệ thai phụ trở nặng.
Theo new york times, dữ liệu từ mạng lưới giám sát nhập viện liên quan covid-19 (covid-net) cho thấy khoảng 97% thai phụ phải nhập viện khi mắc covid-19 đều chưa được tiêm chủng. đặc biệt, nguy cơ nhập viện, ở những phụ nữ mang thai chưa được tiêm chủng cao gấp hai lần; nguy cơ tu vong tăng 70%.