Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Hen suyễn khi mang thai: Những điều cần biết để kiểm soát bệnh

Triệu chứng bệnh hen suyễn trong thời kỳ mang thai có thể được cải thiện. Tuy nhiên, ở một số người, bệnh có thể chuyển nặng và gây nguy hiểm cho thai nhi.

hen suyễn khi mang thai có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của cả mẹ và em bé. vì vậy, mẹ bầu cần tìm hiểu rõ về bệnh để biết cách tránh xa các tác nhân và sử dụng Thu*c an toàn.

I. Mang thai ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn như thế nào?

Trong thời gian mang thai, có rất nhiều hormone trong cơ thể bị thay đổi và một trong số chúng gây ảnh hưởng đến phổi. đây chính là yếu tố tác động đến bệnh hen suyễn. tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bệnh hen suyễn có thể thuyên giảm hoặc cũng có thể bùng phát nghiêm trọng hơn.

Theo thống kê, một phần ba phụ nữ nhận thấy triệu chứng hen suyễn ở họ có dấu hiệu cải thiện trong thời kỳ mang thai. và một phần ba số khác lại không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào. thế nhưng, một phần ba phụ nữ còn lại cảm thấy triệu chứng bệnh hen suyễn ngày càng nặng, khó kiểm soát hơn khi họ đang mang thai. đặc biệt, cơn hen bùng phát mạnh mẽ vào những tuần từ 29 đến 36 của thai kỳ.

II. Hen suyễn khi mang thai có thể để lại biến chứng nào?

Thai nhi vẫn phát triển bình thường và khỏe mạnh nếu mẹ bầu kiểm soát được cơn hen. ngược lại, nếu cơn hen không được giải quyết triệt để, ho liên tục có thể khiến bé không nhận đủ oxy. điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm, nhất là khi cơn hen suyễn xảy ra trong suốt tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3.

    Cao huyết áp.

III. Thu*c điều trị hen suyễn khi mang thai

Có rất nhiều loại Thu*c giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh hen suyễn khi mang thai nhưng chủ yếu được chia làm 2 nhóm chính sau:

1/ Thu*c chống viêm

Thu*c chống viêm thường được bác sĩ chỉ định dùng điều trị, kiểm soát chứng viêm sưng trong phổi. tuy nhiên, Thu*c không có tác dụng ngay lập tức trong việc hỗ trợ đường thở mà chúng chỉ phát huy tác dụng chậm rãi trong việc ngăn chặn và cải thiện triệu chứng hen suyễn. ba loại Thu*c chống viêm điều trị hen suyễn thường dùng đó là: nedocromil sodium (tilade), cromolyn sodium (intal) và corticosteroids (Thu*c kê toa phổ biến nhất là beclazone).

 2/ Thu*c giãn phế quản

Đây là loại Thu*c có tác dụng ngăn chặn cơn hen suyễn nhanh chóng bằng cách làm giãn đường thở, giúp quá trình hô hấp trở nên dễ dàng hơn. ventolin là một trong những loại Thu*c giãn phế quản kê toa thường được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn ở phụ nữ mang thai. tuy nhiên, trước khi uống, thai phụ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách dùng liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh.

(*) Thu*c điều trị hen suyễn có an toàn đối với thai nhi không?

Trong thời kỳ mang thai, bất kỳ loại Thu*c nào cũng đều có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. việc sử dụng một số loại Thu*c như steroid hay glucocorticoids toàn thân trong giai đoạn mang thai thường làm tăng nguy cơ sứt miệng ở trẻ sơ sinh. bên cạnh đó, những loại Thu*c này có thể gây tiền sản giật, trẻ sinh ra bị nhẹ cân hoặc tiểu đường thai kỳ hay các vấn đề về tuyến thượng thận.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hầu hết các loại Thu*c điều trị hen suyễn đều có thể được sử dụng an toàn trong thai kỳ. để kiểm soát triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ kê toa Thu*c thuộc nhóm Thu*c điều trị phụ nữ mang thai có thể sử dụng. đồng thời, họ sẽ điều chỉnh liều lượng phù hợp với từng tình trạng bệnh của mỗi người. quan trọng hơn, mẹ bầu sẽ sử dụng Thu*c điều trị hen suyễn dưới sự theo dõi và giám sát của chuyên gia hen suyễn.

Và để tránh những hệ lụy không mong muốn, bà bầu không nên tự ý dùng hay thay đổi liều lượng của Thu*c. Tốt nhất, mẹ bầu nên tuân thủ tuyệt đối những gì bác sĩ hướng dẫn.

IV. Biện pháp kiểm soát triệu chứng hen suyễn khi mang thai

Chăm sóc bản thân là cách tốt nhất để phòng ngừa cơn hen suyễn bùng phát đột ngột khi mang thai. chẳng hạn:

    Làm theo yêu cầu của bác sĩ: Uống Thu*c theo đúng quy định mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không tự ý ngưng Thu*c đột ngột hay thay đổi liều dùng Thu*c khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.
  • Thăm khám định kỳ: Thường xuyên thăm khám trong suốt thai kỳ là cách giúp bác sĩ theo dõi và đưa ra biện pháp kiểm soát bệnh tốt. Do đó, nếu trong chu kỳ mang thai, cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu khác thường, bà bầu nên thông báo cho chuyên viên y tế ngay lập tức.
  • Không nên hút Thu*c lá: Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây khởi phát cơn hen suyễn. Đồng thời, khói Thu*c lá kích thích triệu chứng hen trở nên trầm trọng hơn. Do đó, khi mang thai, bạn nên tránh xa tác nhân gây bệnh này.
  • Tránh xa tác nhân gây hen suyễn: Vi rút, vi khuẩn, bụi, nấm mốc, cảm lạnh và cảm cúm, chất gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi,… đều là những tác nhân gây kích thích làm bùng phát hen suyễn. Do đó, mẹ bầu nên tránh xa chúng bằng cách vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đóng kín cửa sổ khi đến mùa phấn hoa hoặc không tiếp xúc với lông động vật,…
  • Kiểm soát tốt triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản: Là tình trạng acid dạ dày bị trào ngược và gây ợ nóng. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến triệu chứng hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Do đó, để cải thiện bệnh, mẹ bầu cần khắc phục triệu chứng trào ngược acid dạ dày bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và có chế độ tập luyện khoa học.
  • Tập thể dục cẩn thận: Hoạt động thể chất có thể giúp làm tăng sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật. Tuy nhiên, đối với người bệnh hen suyễn nếu không biết cách tập đúng, các động tác thể thao có thể khiến cơn hen suyễn bộc phát. Vì vậy, mẹ bầu nên nói chuyện với bác sĩ để biết những động tác an toàn có thể duy trì.

Nếu đã áp dụng các biện pháp nêu trên mà các triệu chứng hen suyễn không được kiểm soát mà ngày càng nặng hơn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để tìm ra liệu pháp điều trị thích hợp nhất, an toàn cho cả mẹ và bé.

ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/hen-suyen-khi-mang-thai)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY