Sách điện tâm đồ hôm nay

Hình ảnh cơn đau thắt ngực, nghiệm pháp gắng sức trên điện tâm đồ

Hình ảnh thiếu máu tổn thương khu trú ở một vài chuyển đạo nào đó và biến đổi nhanh chóng (thí dụ từ hình thái dưới nội tâm mạc sang hình thái dưới thượng tâm mạc…).

Cơn đau thắt ngực

Khi thiểu năng vành kéo dài mạn tính, ta có bản bệnh án của cơn nghẹn tim (angina pectoris): Điện tâm đồ sẽ cho ta hình ảnh thiếu máu tổn thương dưới nội tâm mạc và chủ yếu ở thành bên thất trái (nghĩa là V5, V6) như sau:

Ngoài cơn đau

T dẹt, hay âm, hay có móc. Có khi lại dương, nhọn, đối xứng. Có khi chỉ có sóng T của một ngoại tâm thu hay của phức bộ liền sau ngoại tâm thu mới có dạng thiếu máu như vậy.

ST chênh xuống, thẳng đuỗn, đi ngang hay đi dốc xuống.

Block nhĩ – thất hay block nhánh.

Ngoại tâm thu thất hay các rối loạn nhịp khác.

Các hình ảnh trên có thể xuất hiện rất sớm trên điện tâm đồ để báo hiệu có thiểu năng vành ở những người mà lâm sàng không hề có cơn đau thắt ngực, nhất là ở người 55 – 60 tuổi.

Trong cơn đau

Các dấu hiệu trên có thể:

Vẫn giữ nguyên như thế.

Rõ nét, sâu sắc hoặc đầy đủ hơn, hoặc biến sang hình thái khác (thí dụ: T âm biến thành T dương, nhọn, đối xứng…).

Xuất hiện ra nếu như chưa có mặt trước cơn đau. Vì theo nhiều thống kê, có tới 10 – 40% các ca có cơn nghẹn tim chắc chắn trên lâm sàng mà điện tâm

đồ lại bình thường. Trong số này, có những ca điện tâm đồ giữ nguyên bình thường cả trong cơn đau.

Thường thường, các dấu hiệu xuất hiện ra trong cơn đau sẽ biến đi trong 5 -15 phút sau khi cơn đau chấm dứt.

Hội chứng trung gian

Hội chứng trung gian là một loại bệnh mạch vành nằm trung gian giữa nhồi máu và cơn nghẹn tim

Đặc điểm của nó là có những dấu hiệu lâm sàng giống như nhồi máu nhưng lại không có dấu hoại tử trên điện tâm đồ (Q bệnh lý) và các xét nghiệm khác (transaminase …) mà chỉ có các triệu chứng sau:

Hình ảnh thiếu máu tổn thương khu trú ở một vài chuyển đạo nào đó và biến đổi nhanh chóng (thí dụ từ hình thái dưới nội tâm mạc sang hình thái dưới thượng tâm mạc…).

R và S tăng hay giảm biên độ.

QT dài ra.

Rối loạn nhịp tim, blốc nhĩ thất, blốc nhánh.

Có khi có Q bệnh lý nhưng biến đi rất nhanh vì thế, nó không phải là do hoại tử, mà do “tê liệt điện học” của vùng cơ tim đó: đó là hiện tượng “nốc ao” (Knock out) cơ tim.

Nghiệm pháp gắng sức

Khi ta nghi một thiểu năng vành mạn tính nhưng trên lâm sàng, cơn đau không điển hình mà điện tâm đồ lại bình thường hay gần bình thường thì nên làm một nghiệm pháp gắng sức (exercise test) để xác minh thêm.

Trong nhiều trường hợp, nếu đúng thật có thiểu năng vành thì điện tâm đồ ghi trong và sau gắng sức sẽ cho thấy các dấu hiệu thiếu máu.

Làm nghiệm pháp gắng sức: chúng tôi thường cho bệnh nhân đạp một xe đạp có lực kế với cường độ gắng sức từ 300 – 900kpm/min (kilopoud – mét/phút) trong 3-6 phút tùy người. Trong thời gian đó, chúng tôi ghi trên điện tâm đồ (V4, V5, V6). Cứ nửa phút hay một phút một lần và sau khi gắng sức tiếp tục ghi một phút một lần cho tới phút thứ 6 hoặc phút thứ 15. Cũng có thể dùng nghiệm pháp Master: leo lên và leo xuống hai bậc thang, mỗi bậc cao 22,5cm từ 20 đến 25 lần trogn khoảng thời gian 90 giây.

Cần chú ý là trong khi làm nghiệm pháp gắng sức, nếu bệnh nhân thấy đau tức trong ngực, hay mạch nhanh quá 120/ph ngay từ phút đầu hay xuất hiện dấu hiệu điện tâm đồ nặng nề thì phải ngừng ngay nghiệm pháp và để bệnh nhân nghỉ ngơi.

Dấu ST chênh xuống nhưng đi dốc lên thường chỉ là do nhịp nhanh khi gắng sức không có giá trị chẩn đoán thiểu năng vành.

Một nghiệm pháp gắng sức âm tính không thể loại trừ hoàn toàn khả năng một bệnh mạch vành kín đáo.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/sachdientamdo/hinh-anh-con-dau-that-nguc-nghiem-phap-gang-suc-tren-dien-tam-do/)

Tin cùng nội dung

  • Cơn đau quặn thận Đông y gọi là “Thận giảo thống”. Là hiện tượng sỏi nhỏ di chuyển xuống niệu quản làm cho co thắt thận và niệu quản mà sinh ra cơn đau.
  • Bạn hay bị đau nửa đầu, đau nhức ở vùng vai, gáy và tê buốt da đầu? Nếu mệt mỏi với việc uống Thu*c, bạn có thể tham khảo những cách trị đau đầu tự nhiên dưới đây mà nhiều người từng đánh giá hiệu quả.
  • Bệnh Zona có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ngoài 50 thì tỉ lệ gặp nhiều hơn. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng cơn đau của nó luôn là nỗi sợ hãi của người bệnh.
  • Chúng ta thường bị những cơn đau vai gáy hành hạ khi ngồi máy nhiều, làm thế nào để đẩy lùi nhỉ?
  • Hầu như ngày nào phòng khám lồng ngực - mạch máu của bệnh viện đại học y dược TP.HCM cũng tiếp nhận vài ba bệnh nhân là nhân viên các văn phòng.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Điện tâm đồ (ECG) ghi lại hoạt động điện của tim. Tim tạo ra các xung điện nhỏ dẫn truyền đến cơ tim để thực hiện sự co bóp của tim. Những xung điện này có thể được ghi lại bởi máy điện tâm đồ
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY