Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hơn 1.200 trẻ bị xâm hại T*nh d*c mỗi năm, Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế

MangYTe - Xâm hại T*nh d*c đặc biệt với phụ nữ và trẻ em gái đang có chiều hướng gia tăng một cách đáng lo ngại ở Việt Nam. Trong đó, mỗi năm cả nước có trên 1.200 trẻ em báo cáo bị xâm hại T*nh d*c.

Trước thực trạng này, bộ y tế vừa có quyết định số 3133/qđ-byt về việc ban hành tài liệu "hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại T*nh d*c".

Quyết định nêu rõ, xâm hại T*nh d*c đặc biệt với phụ nữ và trẻ em gái đang có chiều hướng gia tăng một cách đáng lo ngại ở việt nam. khảo sát năm 2014 với 2000 phụ nữ ở hà nội và thành phố hồ chí minh cho thấy, 87% trong số này đã từng bị quấy rối T*nh d*c ở nơi công cộng.

Trong một nghiên cứu tại 30 trường học ở hà nội, 31% học sinh nữ cho biết đã từng bị quấy rối T*nh d*c ở nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng và 11% từng bị xâm hại, quấy rối T*nh d*c. trong nhóm phụ nữ khuyết tật, cứ 10 người thì 4 người bị xâm hại T*nh d*c với các hình thức khác nhau.

Xâm hại T*nh d*c đặc biệt với phụ nữ và trẻ em gái đang có chiều hướng gia tăng. ảnh minh họa

Mỗi năm cả nước có trên 1.200 trẻ em báo cáo bị xâm hại T*nh d*c. theo báo cáo của tòa án nhân dân tối cao, trong 5 năm từ 2013-2018, tòa tiếp nhận 8254 vụ xâm hại T*nh d*c trẻ em.

Nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ năm 2010 cho thấy gần 58% phụ nữ được phỏng vấn cho biết đã từng bị bạo lực thể xác, T*nh d*c hoặc/và tinh thần bởi chồng hay bạn tình lâu dài; 10% phụ nữ bị bạo lực thể xác hoặc T*nh d*c bởi người khác ngoài chồng từ năm 15 tuổi.

Theo bộ y tế, xâm hại T*nh d*c thường để lại các hệ quả nghiêm trọng trước mắt và lâu dài về sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội, thậm chí là mất đi tính mạng. do vậy, hệ thống y tế có vai trò quan trọng trong việc giúp giảm thiểu các hệ quả này.

Bên cạnh đó, việc được thăm khám kịp thời và đầy đủ còn giúp tăng khả năng thu thập chứng cứ pháp lý, giúp đem lại công lý cho người bị xâm hại T*nh d*c và gia đình họ và dự phòng tác hại cho xã hội.

Bộ Y tế cho biết, 5 nguyên tắc chăm sóc, hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tinh dục gồm:

1. chăm sóc y tế cho người bị xâm hại T*nh d*c ưu tiên trước hết vào các vấn đề sức khỏe của người bị hại.

2. Thu thập bằng chứng pháp y là ưu tiên thứ hai trừ trường hợp người bị hại được chuyển đến theo yêu cầu của cơ quan giám định.

3. bảo mật thông tin: cơ sở y tế và cán bộ y tế liên quan có trách nhiệm đảm bảo bí mật các thông tin liên quan đến vụ việc và cá nhân người bị xâm hại hay gia đình của họ. chỉ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế mới được chia sẻ thông tin chi tiết về trường hợp bị xâm hại T*nh d*c.

4. tôn trọng quyền của người bị xâm hại T*nh d*c, các dịch vụ cung cấp dựa trên nhu cầu và sự đồng thuận của người bị xâm hại T*nh d*c hoặc người bảo hộ khi người bị hại chưa đủ 18 tuổi.

5. việc cung cấp dịch vụ y tế cho người bị xâm hại T*nh d*c được lồng ghép vào dịch vụ hiện có. bên cạnh các quy định chung về cơ sở vật chất do ngành y tế quy định, cơ sở y tế khi cung cấp dịch vụ cho người bị xâm hại T*nh d*c cần đảm bảo tính riêng tư, kín đáo, bảo mật thông tin; môi trường thân thiện, không phán xét, không đổ lỗi.

Trên cơ sở đó, tài liệu "hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại T*nh d*c" của bộ y tế đề cập đến việc tiếp nhận, sàng lọc trường hợp nghi bị xâm hại T*nh d*c; hỏi thông tin, thăm khám và xử trí; tư vấn về việc báo cáo trường hợp bị xâm hại T*nh d*c và giám định.

Với một số nhóm đặc thù nghi bị xâm hại T*nh d*c như trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ cao tuổi, nam giới, người đồng tính, song tính, chuyển giới, tài liệu cũng hướng dẫn cụ thể các nguyên tắc chung, những lưu ý khi thăm khám, xử trí y tế.

N.Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/hon-1200-tre-bi-xam-hai-tinh-duc-moi-nam-bo-y-te-ban-hanh-tai-lieu-huong-dan-cham-soc-va-ho-tro-y-te-20200909155756086.htm)

Tin cùng nội dung

  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY