Sau nhiều năm bị tiểu đường, bàn chân bạn có ít nhiều thương tổn ở thần kinh ngoại biên, máu lưu thông nuôi dưỡng cũng xấu đi nên dễ bị nhiễm trùng.
Bạn có thể tránh các điều trên bằng cách thực hiện các hướng dẫnsau đây:
1. Xem xét 2 bàn chân mỗi ngày
- Nhìn khắp bàn chân, tìm các vết trầy, vết cắt, vết nứt, chỗ phổng, nhất là ở kẽ ngón chân vàchung quanh gót.
- Xem chừng các chỗ chai, chỗ sưng, chỗ đổi màu, chỗ móng chân mọc đam vào ngón chân. Nếu pháthiện những thương tích như trên, nên đi khám bác sĩ.
2. Rửa chân mỗi ngày với xà phòng mềm và nước ấm (90-95 độF)
- Không nên ngâm chân vì có thể làm da khô.
-Lau chân thật khô, nhất là các kẽ chân. Không nên bôi lotion trong kẽ chân.
- Rắc bột talc nếu chân bạn có mồ hôi.
3. Chăm sóc móng chân
- Cắt móng chân sau khi tắm (móng chân còn mềm dễ cắt).
- Không nên cắt sâu trong góc móng chân. Sau khi cắt, nên dùng cái giũa để giua các chỗ bén vàgóc móng.
4. Bảo vệ bàn chân
- Không nên dùng vật nhọn, hóa chất hay ngâm chân để lấy cục chai ra.
- Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa bàn chân để nhờ họ lấy cục chai ra cho bạn.
- Mang giầy da hay vải bố vừa chân.
- Đừng bao giờ đi chân không, kể cả ở trong nhà.
Người mắc bệnh tiểu đường rất dễ bị tổn thương và dễ để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đếnsức khỏe. Vì vậy, cần chăm sóc thật chu đáo.
AloBacsi.vn Theo Kiến Thức Gia Đình