Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế về giám sát người nhập cảnh vào Việt Nam

(Tổ Quốc) - Bộ Y tế vừa ban hành công văn số 4995/BYT-DP về việc hướng dẫn tạm thời giám sát người nhập cảnh vào Việt Nam. Hướng dẫn này nhằm tổ chức giám sát, xét nghiệm người nhập cảnh trong tình hình mới đảm bảo việc thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Hướng dẫn tạm thời giám sát người nhập cảnh vào việt nam được áp dụng cho người nhập cảnh vào làm việc tại việt nam trên 14 ngày, bao gồm: người nước ngoài mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp, các đối tượng theo thỏa thuận hợp tác cùng thân nhân; học sinh, sinh viên quốc tế; thân nhân người nước ngoài của công dân việt nam từ các quốc gia đã kiểm soát tốt dịch bệnh.

Theo đó, trước khi nhập cảnh cần đăng ký cơ sở cách ly tập trung để thực hiện cách ly khi nhập cảnh kèm theo lịch trình làm việc cụ thể tại việt nam; chuẩn bị giấy xác nhận (có ngôn ngữ tiếng anh) âm tính với sarscov-2 sử dụng kỹ thuật xét nghiệm phát hiện vật liệu di truyền (arn) của vi rút (rt-pcr/rt-lamp…) của cơ quan y tế có thẩm quyền trước khi nhập cảnh 3-5 ngày.

Khi nhập cảnh cần kiểm tra giấy xác nhận âm tính với sars-cov-2; thực hiện việc đo thân nhiệt, kiểm tra y tế để phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, áp dụng các biện pháp xử trí theo quy định; thu thập thông tin cơ sở cách ly tập trung, thông báo cho các địa phương tiếp tục theo dõi, giám sát. hướng dẫn khai báo y tế điện tử, cài đặt và sử dụng các ứng dụng truy vết.

Về thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tại cửa khẩu (nếu có), cần bố trí khu vực lấy mẫu xét nghiệm riêng biệt, đảm bảo công tác phòng chống dịch; Tổ chức phân luồng khi di chuyển tới khu vực lấy mẫu xét nghiệm; Thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm; Thực hiện xét nghiệm nhanh sử dụng kỹ thuật xét nghiệm phát hiện vật liệu di truyền (ARN) của vi rút hoặc phát hiện kháng nguyên.

Đối với trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính, thực hiện ngay việc cách ly y tế tập trung tại cơ sở y tế, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, chăm sóc điều trị theo quy định hiện hành với trường hợp mắc covid-19.

Trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính hoặc kết quả xét nghiệm không rõ, tổ chức di chuyển về cơ sở cách ly tập trung đã đăng ký đảm bảo các quy định an toàn khi vận chuyển theo hướng dẫn của bộ y tế bằng phương tiện riêng do cơ quan hoặc ủy ban nhân dân các địa phương thu xếp. việc di chuyển theo hướng dẫn của bộ y tế tại quyết định số 1246/qđ-byt ngày 20/3/2020.

Chia nhóm theo kết quả xét nghiệm nhanh để phân luồng di chuyển ra khỏi khu vực nhập cảnh.

Trường hợp không thực hiện xét nghiệm nhanh tại cửa khẩu, tổ chức di chuyển về cơ sở cách ly tập trung đã đăng ký đảm bảo các quy định an toàn khi vận chuyển theo hướng dẫn của bộ y tế tại quyết định số 1246/qđ-byt ngày 20/3/2020.

Tại cơ sở cách ly tập trung, phải tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật xét nghiệm phát hiện vật liệu di truyền (ARN) của vi rút (RT-PCR/RT-LAMP…):

Đối với trường hợp không được xét nghiệm tại cửa khẩu hoặc kết quả xét nghiệm không rõ thì lấy mẫu xét nghiệm ngay khi đến cơ sở cách ly tập trung. nếu có kết quả xét nghiệm dương tính thực hiện ngay việc cách ly y tế tập trung tại cơ sở y tế, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, chăm sóc điều trị theo quy định hiện hành với trường hợp mắc covid-19. nếu có kết quả xét nghiệm âm tính thì tiếp tục cách ly, theo dõi, giám sát y tế cho đến khi lấy mẫu xét nghiệm lần 2.

Tất cả các trường hợp đều được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 vào ngày thứ 6 kể từ ngày nhập cảnh hoặc ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh. nếu có kết quả xét nghiệm dương tính, thực hiện ngay việc cách ly y tế tập trung tại cơ sở y tế, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, chăm sóc điều trị theo quy định hiện hành với trường hợp mắc covid-19. các đối tượng tiếp xúc gần tiếp tục được cách ly 14 ngày.

Nếu kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính thì được phép di chuyển về nơi lưu trú để tiếp tục tự cách ly đến khi đủ 14 ngày và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn hiện hành của bộ y tế.

Việc đi lại từ cơ sở cách ly về nơi lưu trú phải bằng phương tiện riêng theo quy định của bộ y tế.

Tại nơi lưu trú, cần thực hiện nghiêm các biện pháp giám sát y tế, cách ly, phòng chống dịch, tránh tiếp xúc với cộng đồng và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.

Hàng ngày, nếu có người tiếp xúc với người nhập cảnh thì lập danh sách lưu lại họ tên, số điện thoại của người tiếp xúc đến thời điểm hết ngày thứ 14.

Cơ quan y tế địa phương thực hiện giám sát y tế theo quy định và thực hiện lấy mẫu xét nghiệm sars-cov-2 bằng kỹ thuật xét nghiệm phát hiện vật liệu di truyền (arn) của vi rút (rt-pcr/rt-lamp…) vào ngày thứ 14 kể từ ngày nhập cảnh hoặc khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh. nếu có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc nghi ngờ thực hiện ngay việc cách ly y tế tập trung tại cơ sở y tế, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, chăm sóc điều trị theo quy định hiện hành với trường hợp mắc covid-19.

Hướng dẫn tạm thời giám sát người nhập cảnh vào Việt Nam được áp dụng theo nguyên tắc: Thực hiện đúng, đầy đủ các hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế về việc giám sát, cách ly y tế nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ nước ngoài.Sử dụng hiệu quả, phù hợp các sinh phẩm chẩn đoán SARS-CoV-2 hiện có trên cơ sở thực hiện kế hoạch xét nghiệm phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 và các hướng dẫn liên quan của Bộ Y tế.Trong trường hợp thực hiện xét nghiệm tại cửa khẩu, áp dụng các kỹ thuật đơn giản, độ nhạy cao, trả kết quả nhanh và không yêu cầu trang thiết bị phức tạp (bao gồm cả phòng an toàn sinh học cấp II).Phù hợp với năng lực, nguồn lực của địa phương, khu vực trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp giám sát, xét nghiệm và cách ly y tế.

Bảo Trân

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/huong-dan-tam-thoi-cua-bo-y-te-ve-giam-sat-nguoi-nhap-canh-vao-viet-nam-20200921111044751.htm)

Tin cùng nội dung

  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY