Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Imodium - Thuốc điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp

Điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi., các đợt tiêu chảy cấp liên quan hội chứng ruột kích thích ở người lớn ≥ 18 tuổi. đang được bác sỹ chẩn đoán sơ bộ.

Nhà sản xuất

Janssen-Cilag.

Thành phần

Loperamid hydrochlorid.

Chỉ định/Công dụng

Điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi., các đợt tiêu chảy cấp liên quan hội chứng ruột kích thích ở người lớn ≥ 18 tuổi. đang được bác sỹ chẩn đoán sơ bộ.

Liều dùng/Hướng dẫn sử dụng

Tiêu chảy cấp: Khởi đầu 2 viên, sau đó 1 viên sau mỗi lần tiêu phân lỏng; thông thường 3 - 4 viên/ngày; tổng liều hàng ngày không nên quá 6 viên. Các đợt tiêu chảy cấp liên quan h/c ruột kích thích: Khởi đầu 2 viên, sau đó 1 viên sau mỗi lần tiêu phân lỏng hoặc khi có chỉ định của bác sỹ; tối đa 6 viên/ngày.

Cách dùng

Nên uống viên nang với chất lỏng.

Chống chỉ định

Đã biết quá mẫn cảm với thành phần Thuốc. Trẻ < 12t. Lỵ cấp. Viêm loét đại tràng cấp. Viêm ruột do vi trùng xâm lấn. Viêm đại tràng giả mạc liên quan sử dụng kháng sinh phổ rộng. Khi cần tránh việc ức chế nhu động ruột do những nguy cơ có thể gây các biến chứng nặng bao gồm tắc ruột, phình to đại tràng và phình to đại tràng nhiễm độc.

Thận trọng

Bệnh nhân ốm yếu, cao tuổi, suy gan. Trẻ nhỏ. Không nên dùng trong thời gian dài cho đến khi tìm ra nguyên nhân gây tiêu chảy. Nếu không cải thiện trong vòng 48 giờ: không nên dùng tiếp. Phải ngưng Thuốc ngay khi có dấu hiệu căng chướng bụng trên bệnh nhân AIDS đang dùng Thuốc. Bệnh nhân không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose. Phụ nữ có thai, cho con bú: Không nên dùng. Lái xe, vận hành máy móc.

Phản ứng phụ

Thường gặp: đau đầu, táo bón, buồn nôn, đầy hơi. Ít gặp: chóng mặt, ngủ gà, đau bụng, khó chịu vùng bụng, khô miệng, đau bụng trên, nôn, khó tiêu, mẩn ngứa. Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn, phản ứng phản vệ (bao gồm sốc phản vệ), phản ứng giống phản vệ, mất ý thức, sững sờ, giảm nhận thức, tăng trương lực cơ, bất thường điều phối vận động, co đồng tử, tắc ruột (bao gồm tắc ruột do liệt ruột), phình to đại tràng (bao gồm phình to đại tràng nhiễm độc), căng chướng bụng, nổi bỏng rộp (bao gồm hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc và ban đỏ đa dạng), phù mạch, mày đay, ngứa, bí tiểu, mệt mỏi. 

Tương tác

Quinidin, ritonavir, itraconazol, ketoconazol, gemfibrozil làm tăng nồng độ loperamid trong huyết tương. Loperamid làm tăng nồng độ desmopressin (đường uống) trong huyết tương. Thuốc với tính chất dược lý tương tự có thể ảnh hưởng tác dụng của loperamid, Thuốc làm tăng vận động đường tiêu hóa có thể làm giảm tác dụng của Thuốc.

Phân loại (US)/thai kỳ

Mức độ B: Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không cho thấy nguy cơ đối với thai nhưng không có nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ có thai; hoặc các nghiên cứu về sinh sản trên động vật cho thấy có một tác dụng phụ (ngoài tác động gây giảm khả năng sinh sản) nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứu kiểm chứng ở phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ (và không có bằng chứng về nguy cơ trong các tháng sau).

Thuốc trị tiêu chảy [Antidiarrheals].

Trình bày/Đóng gói

Imodium Viên nang 2 mg.

10 × 10's.

25 × 4's.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/i/imodium/)

Tin cùng nội dung

  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Tiêu chảy có thể xảy ra cấp tính (xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá 4 tuần) hay mạn tính (dai dẳng). Tiêu chảy dẫn đến tình trạng mất nước, gây mệt mỏi, chóng mặt, mất ý thức, nhịp tim nhanh, hôn mê
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY