Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày giúp bệnh nhân có thể đáp ứng những yêu cầu về thể chất, cảm xúc, tinh thần, sức khỏe và hiệu quả điều trị

chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày giúp bệnh nhân có thể đáp ứng những yêu cầu về thể chất, cảm xúc, tinh thần, sức khỏe. đây là một phần rất quan trọng trong việc giúp quyết định sự phục hồi của bệnh nhân trong quá trình điều trị ung thư của mình. chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư sẽ có sự điều chỉnh phụ thuộc vào mỗi người, mỗi mức độ bệnh và nhiều yếu tố khác. thông thường các bác sĩ có thể sẽ hỗ trợ giúp bệnh nhân tìm ra phương án phù hợp nhất.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày

Đối với một số người bị ung thư dạ dày, áp dụng các phương pháp chữa ung thư dạ dày có thể loại bỏ hoặc tiêu diệt ung thư. đối với người khác, ung thư có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn mà cần phải theo đuổi việc điều trị đến suốt đời để kiểm soát ung thư. do đó, một kế hoạch chăm sóc khoa học với mục đích giúp người bệnh kiểm soát bệnh là điều hết sức cần thiết.

1. Theo dõi và kiểm soát cảm xúc

Một chẩn đoán ung thư dạ dày và kiến nghị thực hiện phẫu thuật có thể mang đến một loạt các phản ứng cảm xúc khác nhau. nhiều người có thể trở nên nóng nảy dễ xúc động. có người lại sợ hãi, trầm mặc. thế nhưng cần phải biết rằng tâm lí đóng vai trò hỗ trợ cho việc phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật là cực kì lớn.

Đối với các bệnh nhân từng trải qua hóa trị hoặc xạ trị ung thư dạ dày rồi mới tiếp nhận phẫu thuật, có thể họ sẽ có thêm cảm giác mặc cảm, tự ti. bởi hóa chất trong Thu*c có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài, khí sắc của bệnh nhân, dẫn đến rụng tóc, sẹo da, suy nhược. lúc ấy, bệnh nhân đừng lo lắng mà cần phải tự tạo cho bản thân tâm trạng lạc quan, tự tin. một số thay đổi có thể là tạm thời (rụng tóc, xám da, bầm tím tay chân) nhưng một số khác sẽ tồn tại trong thời gian dài, vĩnh viễn. nếu bệnh nhân vẫn luôn lo lắng thì sức khỏe chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Với gia đình, hãy cố gắng giúp người bệnh trải qua thời gian phục hồi sau phẫu thuật thật vui vẻ và thoải mái. không nên gây áp lực cho người bệnh hoặc khiến người bệnh cảm thấy buồn rầu, hoang mang. những khó chịu trong cảm xúc của bệnh nhân vốn dĩ không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho điều trị.

2. Trao đổi với bác sĩ điều trị

Hầu hết mỗi bệnh nhân đều có một phác đồ điều trị ung thư dạ dày riêng biệt. các bác sĩ vẫn sẽ đặt kế hoạch để giúp bệnh nhân thực hiện các bài kiểm tra theo dõi thường xuyên sau 3-6 tháng/năm/lần. những người đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ dạ dày – đặc biệt là cắt bỏ phần trên của dạ dày, phẫu thuật cắt bỏ phần phụ (hoặc cắt bỏ toàn bộ dạ dày) có thể sẽ cần làm kiểm tra nồng độ máu thường xuyên.

Thông qua các dạng kiểm tra, xét nghiệm tương ứng, bác sĩ có thể kịp thời phát hiện sự tiến triển của bệnh và theo dõi các dấu hiệu ung thư dạ dày. để chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật dạ dày, hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị về:

    Một lịch trình ngày giờ cụ thể nhằm kiểm tra cho những lần tiếp theo.

3. Dinh dưỡng lành mạnh

Ăn uống lành mạnh hơn có nghĩa là cần tiêu thụ nhiều loại thực phẩm cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết hơn. Chúng bao gồm protein, chất béo, carbohydrate, nước, vitamin và khoáng chất. Cụ thể:

    Protein: cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương, chống nhiễm trùng. Protein có nhiều trong: thịt, cá, trứng, sữa, các dạng đậu, …
  • Chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa: chúng được tìm thấy trong các loại rau và dầu thực vật (dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu olive,…), đậu phộng, cá,… rất tốt cho tim mạch và huyết áp.
  • Carbonhydrate: cung cấp nguồn năng lượng dồi dào để giúp cơ thể thoát khỏi cảm giác uể oải, mệt mỏi. Carbonhydrate cũng giúp vận chuyển vitamin qua máu, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác tốt hơn cho cơ thể. Các nguồn giàu carbonhydrate là: ngũ cốc, khoai tây, ngô (bắp), lúa mạch, gạo,…
  • Vitamin và khoáng chất: chúng cần thiết cho sự vận hành nhịp nhàng của các chức năng của cơ thể. Chúng có thể được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm hoặc bổ sung từ Thu*c. Cần lưu ý rằng liều lượng lớn của một số vitamin và khoáng chất có thể thay đổi hiệu quả của vài phương pháp điều trị nhất định, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung nào.

ngoài ra, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày có thể sẽ gặp phải những khó khăn như:

    Sụt cân

Lúc này, bệnh nhân và gia đình nên trao đổi thêm với bác sĩ điều trị hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để nhờ cậy đến sự giúp đỡ y tế. một vài mẹo nên được áp dụng khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày mà bạn có thể cân nhắc là:

    Chia nhỏ các bữa ăn (6-8 bữa một ngày) với các phần ăn nhỏ, ít.

Một số người có thể cần bổ sung dinh dưỡng từ việc đặt ống tiêu hóa. ống dạ dày sẽ bỏ qua dạ dày mà đưa trực tiếp vào ruột non, giúp dinh dưỡng (ở dạng lỏng) được truyền vào cơ quan tiêu hóa. mục đích là ngăn ngừa giảm cân và cải thiện dinh dưỡng cho bệnh nhân.

4. Sinh hoạt

Khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày, gia đình cần chú ý đến một số vấn đề như:

    Giữ vệ sinh để tránh nhiễm trùng

Một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày có thể sẽ rất khác với mỗi người, mỗi vùng địa lý và kinh tế. thế nhưng những điểm chung trong quá trình này là: một chế độ ăn dành riêng cho người bị ung thư dạ dày, một liệu trình điều trị chuyên biệt, một tâm lý thoải mái và sẵn sàng. hãy luôn đảm bảo rằng người bệnh luôn tuân thủ theo các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cham-soc-benh-nhan-sau-phau-thuat-da-day)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY