Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Khẩn trương tiêm vaccine phòng Covid-19 cho phụ nữ mang thai

Hiện nước ta đã tiêm gần 35,8 triệu liều vaccine Covid-19. Để tăng tỉ lệ bao phủ vaccine ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, Bộ Y tế vừa đề nghị các đơn vị khẩn trương tiêm vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai (trên 13 tuần) theo quy định.

Cụ thể, bộ y tế vừa có văn bản gửi các đơn vị được giao nhiệm vụ tiêm vaccine covid-19 về việc tiêm vaccine covid-19 cho phụ nữ có thai. đây là đối tượng tiêm chủng mới được bộ y tế bổ sung trong quyết định ngày 10/9 về hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng covid-19.

Theo đó, bộ y tế đề nghị: các đơn vị khẩn trương rà soát danh sách phụ nữ có thai từ 13 tuần trở lên trên địa bàn quản lý, lập kế hoạch và tổ chức tiêm vaccine ngừa covid-19 tại các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa sau khi giải thích nguy cơ/lợi ích và các đối tượng đồng ý tiêm chủng; cần ưu tiên cho các địa bàn, khu vực đang có dịch và lực lượng y tế tuyến đầu, các đối tượng khác phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn; tổ chức tiêm vaccine phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch trước, trong và sau buổi tiêm chủng. trong trường hợp cần chuyển đến cơ sở tiêm chủng khác, cơ sở tiêm chủng tiếp nhận ban đầu phải hỗ trợ hướng dẫn người tiêm đến cơ sở tiêm chủng một cách thuận lợi, hiệu quả.

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị phải khám sàng lọc trước tiêm theo quy định của Bộ Y tế và chỉ định loại vaccine Covid-19 sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã đăng ký với Bộ Y tế, không chờ đợi, lựa chọn vaccine. Thực hiện việc theo dõi, hướng dẫn theo dõi sau tiêm chủng theo các hướng dẫn của Bộ Y tế. Tiếp tục tuyên truyền, vận động để phụ nữ có thai đủ điều kiện tiêm chủng tích cực tham gia tiêm chủng kịp thời và đầy đủ.

Theo “hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm vaccine covid-19” của bộ y tế, phụ nữ mang thai, đang cho con bú chống chỉ định với vaccine covid-19 sputnik v.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ nữ có thai, không có thai và những người bình thường có nguy cơ mắc covid-19 là như nhau. tuy nhiên, phụ nữ mang thai lại là đối tượng dễ bị diễn biến nặng khi mắc covid-19 bởi trong quá trình mang thai, phụ nữ có tình trạng suy giảm miễn dịch nhất định.

Bs trần thị diệu anh, khoa sản, bệnh viện bãi cháy phân tích, phụ nữ mang thai rất cần được tiêm vaccine covid-19, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao phơi nhiễm với virus sars-cov-2 như cán bộ, nhân viên y tế, đối tượng hoạt động dịch vụ thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người, người sinh sống trong vùng dịch…

Trong quá trình mang thai, thai phụ có tình trạng suy giảm miễn dịch hơn so với người bình thường. khi thai phát triển, tử cung to lên đẩy cơ hoành lên cao làm cho dung tích phổi giảm cản trở hô hấp vì vậy nhu cầu oxy của phụ nữ có thai nhiều hơn bình thường. bên cạnh đó, do hiện tương giữ nước gây ra phù nên niêm mạc đường hô hấp dễ bị tổn thương hơn. phụ nữ mang thai khi mắc covid-19 thường tiến triển nặng nhanh hơn… và cần điều trị hồi sức tích cực nhiều hơn, nguy cơ tu vong cao hơn.

Vì những lý do trên, tiêm vaccine phòng covid-19 rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai để bảo vệ tính mạng cho mẹ và bé trước sự tấn công mạnh mẽ của đại dịch nhằm giảm các biến chứng nặng hoặc tu vong.

Bs trần thị diệu anh cũng lưu ý: phụ nữ mang thai tham gia tiêm vaccine phòng covid-19 vẫn cần được khám sàng lọc, tư vấn, tiêm và theo dõi sau tiêm theo đúng quy trình của bộ y tế. tuy nhiên đây là nhóm đôi tượng đặc thù nên cần được khám thai tại cơ sở y tế có chuyên khoa sản trước khi thực hiện tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/khan-truong-tiem-vaccine-phong-covid-19-cho-phu-nu-mang-thai-5666973.html)

Tin cùng nội dung

  • Đối với những người bị bệnh hen phế quản khi mang thai nếu để bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây thiếu ôxy cho thai nhi.
  • Trong thời kỳ mang thai, các nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất đều tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả mẹ và con.
  • Trong thời kỳ mang thai, do thay đổi về hooc-môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu…
  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh như: Cảm cúm, ho, sổ mũi, và sốt. Theo ước tính sốt khi mang thai gặp khoảng 15% các trường hợp, nhiều bà mẹ quá lo lắng và không biết hệ lụy của vấn đề trên.
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
  • Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY