Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Khi nào cần nội soi dạ dày và có đau không? Quy trình

Khi bệnh nhân có các biểu hiện của bệnh dạ dày như dạ dày, trào ngược,... bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nội soi dạ dày. Nội soi dạ dày không gây đau đớn.....

nội soi bao tử/dạ dày là một thủ thuật giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của dạ dày, phát hiện những bệnh lý mà dạ dày đang mắc phải. nội soi dạ dày thường không đau đớn khó chịu, tuy nhiên có thể gây ra cảm giác buồn nôn. bạn đọc có thể tham khảo bài viết này để biết thêm về quy trình thực hiện, những rủi ro có thể xảy ra,…

Khi nào cần nội soi dạ dày?

Dạ dày là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể nói chung và của hệ thống tiêu hóa nói riêng. dạ dày (hay còn gọi là bao tử) là một túi lớn trong khoang bụng, nối liền thực quản với tá tràng. dạ dày có chức năng chứa thức ăn, nghiền nhuyễn thức ăn, tiết ra dịch vị giúp thức ăn dễ dàng được tiêu hóa hơn. nhờ có dạ dày nghiền nát và xử lý, khi thức ăn di chuyển xuống ruột non, ruột non dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn.

Trong xã hội hiện đại, con người thường xuyên phải đối diện với nhiều chứng bệnh nguy hiểm, trong số đó, có những căn bệnh về dạ dày. hiện nay, các bệnh liên quan đến dạ dày thường hay gặp là: viêm đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm hang vị dạ dày, polyp dạ dày, ung thư dạ dày,…

Nội soi dạ dày là một thủ thuật trong hoạt động kiểm tra tình trạng sức khỏe của dạ dày. bác sĩ sẽ đưa camera vào bên trong dạ dày và quan sát dạ dày qua màn hình bên ngoài. đây là một trong những phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý về dạ dày mà người bệnh đang mắc phải.

Người bệnh chỉ được chỉ định nội soi dạ dày khi có những dấu hiệu của bệnh dạ dày. một số dấu hiệu của bệnh lý dạ dày là:

    Buồn nôn và nôn mửa;

Khi người bệnh có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thực hiện xét nghiệm nội soi dạ dày, tìm ra những tổn thương trong dạ dày để điều trị dứt điểm.

Những phương pháp nội soi dạ dày hiện nay

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, có rất nhiều máy móc và phương pháp để thực hiện nội soi dạ dày. một số phương pháp nội soi dạ dày phổ biến là:

    Nội soi qua đường miệng: Bác sĩ sẽ dùng ống soi mềm, nhỏ, có đường kính khoảng 1cm để đưa vào dạ dày, thực quản qua đường miệng. Ống soi có gắn camera, giúp bác sĩ quan sát tình trạng tổn thương trong dạ dày.

Nội soi dạ dày có đau không?

Các thiết bị nội soi dạ dày hiện đại thường được thiết kế với nhiều cải tiến, an toàn và hạn chế gây đau đớn, khó chịu cho người dùng. tuy nhiên, một số rủi ro người bệnh vẫn có thể gặp phải khi nội soi dạ dày là:

    Đối với phương pháp nội soi qua đường miệng: Buồn nôn (do ống nội soi kích thích lưỡi gà, thực quản), đau rát họng sau khi nội soi, đầy hơi, tức bụng;

Người bệnh thực hiện nội soi dạ dày cần giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng. trong quá trình thực hiện nội soi, người bệnh cần ra hiệu cho bác sĩ biết nếu cảm thấy đau đớn. bác sĩ sẽ thao tác nhẹ nhàng hơn, tránh gây đau, tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa của người bệnh.

Quy trình thực hiện nội soi dạ dày

Quy trình nội soi dạ dày bao gồm các bước sau đây:

    Bước 1: [Chuẩn bị] Người bệnh sẽ được bác sĩ khám sức khỏe, căn dặn tạm ngưng dùng các loại Thu*c uống và nhịn ăn ít nhất 6 giờ đồng hồ trước khi nội soi. Người bệnh tuân thủ thực hiện theo những chỉ dặn của bác sĩ. Thông thường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày vào buổi sáng đầu ngày. Vì khi ấy, dạ dày hoàn toàn rỗng, thức ăn sau một đêm đã được tiêu hóa hoàn toàn.

Thời lượng của quá trình nội soi thường diễn ra trong vòng 20 phút.

Biến chứng sau khi nội soi dạ dày

Ngoài những cảm giác khó chịu trong quá trình thực hiện nội soi (như đau rát họng, buồn nôn,…), người bệnh có thể còn phải đối diện với một số rủi ro biến chứng sau khi thực hiện nội soi dạ dày.

Một số biến chứng thường gặp là:

    Tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa, dẫn đến đau rát, khó chịu;

Sau khi thực hiện nội soi, nếu thấy cơ thể có những triệu chứng, những cơn đau bất thường, người bệnh cần khai báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Tóm lại, nội soi dạ dày là một thủ thuật giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của dạ dày, phát hiện ra những tổn thương, những bệnh lý của dạ dày. với những cải tiến về thiết bị, tay nghề bác sĩ ngày càng được nâng cao, nội soi dạ dày thường không gây đau đớn, khó chịu. tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể bị buồn nôn, đau rát cổ họng sau khi nội soi,…

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/noi-soi-da-day)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY