Sức khỏe, lối sống và mức độ căng thẳng cũng có ảnh hưởng nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt không đều của phụ nữ và đó là điều quan trọng để điều tra tất cả các nguyên nhân tiềm ẩn một cách kỹ lưỡng.
Dưới đây là một số lý do phổ biến gây trễ kinh bên cạnh việc mang thai mà mọi phụ nữ nên biết.
Tập thể dục thường xuyên là một cách tuyệt vời để duy trì sức khỏe tổng thể. Nó giúp rất nhiều trong việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính và cũng tăng cường sức khỏe tinh thần.
Tập thể dục tăng cao đột ngột trong thời gian dài có thể dẫn đến mức estrogen thấp hơn, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và kinh nguyệt. |
Tuy nhiên, tập thể dục tăng cao đột ngột trong thời gian dài có thể dẫn đến mức estrogen thấp hơn, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và kinh nguyệt. Nhưng lưu ý rằng chỉ một hoặc hai giờ tập thể dục không gây ra những thay đổi nội tiết tố như vậy.
Căng thẳng là một tình trạng phổ biến, nhưng nếu bạn bị căng thẳng mãn tính thì nó sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi bạn bị căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hormone gọi là cortisol, dẫn đến chậm kinh, trễ kinh hoặc kinh nguyệt ra ít.
Bất kỳ thay đổi nào về cân nặng đều có khả năng làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của phụ nữ. Cho dù bạn thừa cân, thiếu cân hay cân nặng lên xuống đột ngột đều có thể dẫn đến trễ kinh.
Bất kỳ thay đổi nào về cân nặng đều có khả năng làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của phụ nữ. |
Ngoài ra, các bệnh và rối loạn phổ biến liên quan đến cân nặng như béo phì, biếng ăn, chứng ăn vô độ hoặc bệnh tiểu đường không kiểm soát được cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Đây là lúc bạn phải liên hệ với các bác sĩ để chăm sóc sức khỏe của mình.
Ngay sau khi mang thai, khi đang cho con bú, bạn có khả năng bị kinh nguyệt nhẹ, không thường xuyên hoặc vô kinh, hoàn toàn không có kinh. Điều đó cho thấy, không có kinh trong giai đoạn cho con bú là hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể mang thai lần nữa. Nhiều phụ nữ có quan niệm sai lầm rằng cho con bú là một hình thức kiểm soát sinh đẻ tự nhiên. Nhưng không phải vậy. Vì vậy, bạn vẫn nên thận trọng nếu không có kế hoạch sinh thêm con.
Các tình trạng nội tiết tố như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc rối loạn tuyến giáp cũng dẫn đến trễ kinh hoặc chậm kinh. Ngoài ra, các bệnh về tuyến thượng thận, khối u tuyến yên, u nang buồng trứng, rối loạn chức năng gan và tiểu đường cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị mất sự cân bằng.
Trong trường hợp như vậy, hãy liên hệ với bác sĩ và đặt lịch thăm khám.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism, một số loại thuốc bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc tuyến giáp, thuốc chống co giật và một số loại thuốc hóa trị có thể dẫn đến chậm kinh, trễ kinh hoặc không có kinh.
Một số loại thuốc bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần... có thể dẫn đến chậm kinh, trễ kinh hoặc không có kinh. |
Ngoài ra, thuốc tránh thai, que cấy hoặc tiêm thuốc cũng có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, tức là giai đoạn đầu của thời kỳ mãn kinh, có thể có kinh nguyệt không thường xuyên hoặc trễ. Điều này là do sự giảm mức độ hormone estrogen.
Nếu bạn trễ kinh mà không phải do mang thai, hãy chú ý đến các yếu tố này để điều chỉnh cho phù hợp.
Xem thêm:
6 tư thế yoga tốt nhất cho người lớn tuổi
Phong Vũ
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: