Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Lạc quan để chiến thắng Covid-19

Đại dịch Covid-19 là một cơn bão lớn thổi quét toàn thế giới. Ngoài những thiệt hại nặng nề về tính mạng người dân, kinh tế xã hội, nó còn để lại những hậu quả nặng nề lên tâm lý người dân nói chung và những bệnh nhân mắc Covid-19 nói riêng.

“Lo lắng lắm chứ, sao mà không lo lắng được” - chị Đỗ Thị Quỳnh H. (28 tuổi, bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại nhà ở TP HCM) chia sẻ: “Tôi lo lắng cho gia đình mình, những người xung quanh và cả chính bản thân mình nữa. Mỗi khi nhắm mắt, những suy nghĩ như nếu bệnh trở nặng mình sẽ thế nào, rồi áp lực khi ở trong nhà quá lâu khiến tôi mất ngủ”.

Chị h. không phải là trường hợp duy nhất có những vấn đề về tâm lý như vậy. theo thông tin được ths. bs lê thành tân - bộ môn tâm thần, trường đh y khoa phạm ngọc thạch, 42% bệnh nhân mắc covid-19 có biểu hiện mất ngủ; 38% suy giảm sự tập trung 38%; 36% người mắc bệnh có tâm lý lo âu, giảm trí nhớ.

“Một số nghiên cứu hồi cứu gợi ý rằng Covid-19 đã ảnh hưởng đến não bộ: 25% bệnh nhân nhập viện có biểu hiện triệu chứng thần kinh trung ương (choáng váng, nhức đầu, giảm ý thức) bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có những biểu hiện kích động” - BS Tân cho hay.

BSCKII Phạm Đăng Trọng Tường, Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 12 chia sẻ: Ngay trong những giai đoạn đầu tiên, bệnh nhân Covid-19 được điều trị và theo dõi không chỉ sức khỏe về thể chất mà cả tinh thần. Khoảng 80% mắc Covid-19 có các triệu chứng nhẹ và sau đó sẽ hồi phục. Nhưng 20% bệnh nhân cần chăm sóc tích cực hơn. Khi bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp, cảm giác khó thở, ngộp thở càng khiến bệnh nhân hoảng loạn.

“trong những tình huống như vậy, việc giúp bệnh nhân hiểu và lấy lại bình tĩnh cũng như hợp tác với y bác sĩ trong điều trị, cung cấp oxy hỗ trợ hô hấp rất quan trọng. nếu bệnh nhân vẫn ở trong tâm trạng hoảng loạn, ngoài việc cơ thể tăng cường sử dụng oxy, bệnh nhân sẽ phải tăng cường và huy động các cơ quan khác để đối phó với stress. nên thời điểm đó, điều trị tâm lý giúp bệnh nhân vượt qua ổn định tinh thần, hợp tác với bác sĩ để thở tốt nhất” - bs tường nói.

Bs tường cũng khẳng định, nhiều trường hợp mắc covid-19 đã được điều trị tâm lý giai đoạn sớm, vượt qua giai đoạn khủng hoảng và hồi phục tốt. với vai trò quan trọng giúp bệnh nhân nhanh vượt qua được căn bệnh, sức khỏe tinh thần người bệnh cần được các y bác sĩ quan tâm hơn nữa trong vấn đề điều trị, nhưng hơn hết, bản thân người bệnh cũng cần tự chăm sóc, điều chỉnh và nâng cao ý thức của mình để vượt qua đại dịch.

ThS. BS Lê Thành Tân cũng khuyến cáo, để giảm căng thẳng, lo lắng trong khi điều trị, góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục, bệnh nhân Covid-19 và người thân nên thực hiện một số biện pháp như tránh xem, đọc hoặc nghe những câu chuyện tin tức về dịch Covid-19, nhất là trên các mạng xã hội: zalo, Facebook, Youtube, Tik Tok,... Chăm sóc cơ thể và sức khỏe tinh thần của bản thân, cố gắng ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng. Gọi cho nhân viên y tế phụ trách nếu căng thẳng tinh thần ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày trong nhiều ngày liên tiếp. Tăng cường giao tiếp kết nối với những người khác, tâm sự về những lo lắng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/lac-quan-de-chien-thang-covid-19-5665348.html)

Tin cùng nội dung

  • Hóa ra chính áp lực từ học tập đã khiến bé... phát bệnh và phải điều trị tâm lý
  • Đừng quá mong chờ ở những gì nửa kia làm cho mình, không đặt nhiều kỳ vọng vào ai mà chỉ đơn giản là quan tâm đến người khác với một tâm trí cởi mở.
  • Cùng với sự gia tăng các bệnh thực thể, các rối loạn tâm lý cũng là “bạn đồng hành” của người cao tuổi (NCT), trong đó thường gặp là trầm cảm và lo âu. Một nghiên cứu mới đây tại Viện Lão khoa Việt Nam cho thấy,
  • “Ngày càng nhiều trẻ em hoặc gia đình gọi điện đến đường dây tư vấn về áp lực học hành, thi cử ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống”.
  • Tuổi mới lớn là thời gian có rất nhiều biến động trong tâm hồn cũng như hình thể của trẻ. Trẻ sẽ có những phản ứng mà bạn không ngờ tới.
  • Nỗi buồn hiếm con thường khiến các cặp vợ chồng cảm thấy thất vọng, chán nản. Thay vì im lặng, hãy mở lòng chia sẻ với bạn đời để tìm cách tháo gỡ vấn đề.
  • Thời điểm hiện tại, hai BV Nhi đồng tại TP.HCM đang phải tiếp đón một lượng lớn trẻ khám tâm lý. Lịch hẹn khám trong tháng 6 và tháng 7 cũng đã kín.
  • Khoa tâm lý BV Nhi Đồng 1 tiếp nhận những trẻ có biểu hiện bất thường về thể chất nhưng không tìm thấy nguyên nhân y khoa như: đau bụng, nhức đầu, khó thở...
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY