Nhiều phụ nữ mang thai cho biết họ gặp rắc rối khi đi tiểu thường xuyên trong thai kỳ. Đặc biệt là khi ngủ vào ban đêm, bạn không thể có một giấc ngủ ngon vì thường xuyên thức dây đi tiểu.
Trên thực tế, việc đi tiểu nhiều lần là bình thường khi mang thai. Do bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu và tiếp giáp với tử cung nên sau khi mang thai, tử cung sẽ tiếp tục giãn nở theo tuổi thai và sự phát triển của thai nhi sẽ chèn ép lên bàng quang.
Trên thực tế, việc đi tiểu nhiều lần là bình thường khi mang thai. |
Trong trường hợp bình thường, nếu bàng quang dự trữ nhiều hơn 400 ml nước tiểu, cơ thể sẽ cảm thấy muốn đi tiểu. Tuy nhiên, do tử cung chèn ép bàng quang nên thể tích lưu trữ nước tiểu sẽ nhỏ hơn dẫn đến nhu cầu đi tiểu nhiều hơn.
Thường xuyên đi tiểu khi mang thai là hiện tượng bình thường, không cần phải có biện pháp điều trị và thông thường sau khi sinh xong hiện tượng đi tiểu nhiều lần sẽ thuyên giảm.
Cần lưu ý nếu tình trạng đi tiểu nhiều lần kèm theo các triệu chứng bất thường như tiểu gấp, tiểu khó, tiểu không hết, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, màu nước tiểu đục. Trong trường hợp này, bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu cần đi khám và có biện pháp xử lý kịp thời.
Nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhiễm trùng trong tử cung, dẫn đến sảy thai, thai nhi bị ngạt và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
Các loại thực phẩm như bí, tảo bẹ, dưa chuột, dưa hấu chứa nhiều nước và có tác dụng lợi tiểu mạnh, bà bầu không nên ăn thường xuyên sẽ giảm số lần đi tiểu.
Do bàng quang có tính đàn hồi nên việc giữ nước tiểu lâu sẽ khiến bàng quang mất tính đàn hồi, không thể tích trữ nước tiểu. Hơn nữa việc nhịn tiểu thường xuyên rất dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, vì vậy bạn nên đi tiểu kịp thời mỗi khi có nhu cầu đi tiểu.
Do bàng quang có tính đàn hồi nên việc giữ nước tiểu lâu sẽ khiến bàng quang mất tính đàn hồi, không thể tích trữ nước tiểu. |
Khi ngồi trên ghế hoặc sô pha, bạn hãy co các cơ xung quanh hậu môn một cách có ý thức, trước tiên hãy kẹp các cơ ở hậu môn và bộ phận sinh dục trong vài giây rồi thả lỏng. Lặp đi lặp lại sẽ giúp các cơ xung quanh niệu đạo và hậu môn căng hơn, điều này có lợi cho việc kiểm soát việc đi tiểu.
Nằm nghiêng làm giảm áp lực của tử cung lên bàng quang, đồng thời giúp máu tim lưu thông trơn tru hơn. Điều này không chỉ giúp giảm đi tiểu nhiều lần mà còn khiến bà bầu cảm thấy thư thái.
Cần tránh nằm ngửa, tử cung sẽ tạo áp lực nhiều hơn lên bàng quang và khiến bạn muốn đi tiểu nhiều hơn, vì vậy hãy cố gắng thực hiện tư thế nằm nghiêng khi ngủ vào ban đêm.
Một số bà bầu có ý thức kiểm soát lượng nước uống để tránh đi vệ sinh nhiều lần, tuy nhiên việc kiểm soát lượng nước uống vào sẽ khiến cơ thể mất nước, không có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi. Thậm chí trường hợp nặng, nó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy của thai nhi.
Vì vậy, cần duy trì lượng nước bình thường trong sinh hoạt, nhưng bạn có thể uống ít nước trước khi đi ngủ vào buổi tối để tránh đi vệ sinh thường xuyên vào ban đêm.
Xem thêm: Tại sao một số người phát hiện mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối dù vẫn khám sức khỏe hàng năm?
Ánh Dương
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: