Theo đó, ho là phản xạ cần thiết bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Bình thường, khi phát hiện ra virus hoặc những vật thể lạ, các dây thần kinh cảm giác sẽ kích hoạt cảm biến ho ở vùng tủy của não, từ đó kích hoạt các cơ xung quanh đường hô hấp để đẩy vật thể lạ ra ngoài.
Ở bệnh nhân Covid-19, virus có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhắm mục tiêu vào các dây thần kinh cảm giác, như một phần của bệnh nhiễm trùng, do đó, gây nên những cơn ho.
Nhiễm Covid-19, nhiều bệnh nhân thường xuất hiện triệu chứng ho kéo dài. Ảnh minh họa
Trao đổi với PV, chị Nguyễn Thị Hương (29 tuổi, Hà Nội) cho biết, sau khi bị nhiễm Covid-19, ngoài các triệu chứng thông thường như sốt, hắt hơi, sổ mũi... thì chị Hương còn bị ho khan, ho có đờm. Đến nay đã 10 ngày nhiễm bệnh nhưng tình trạng ho của chị Hương vẫn chưa thuyên giảm.
“Nhiều hôm lên cơn ho, tôi cảm giác tức ngực và rất khó thở nên thường xuyên mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Mặc dù đã sử dụng Thu*c Covid-19 mua trên mạng nhưng tình trạng ho vẫn không cải thiện, điều này khiến tôi rất lo lắng”, chị Hương cho biết.
Trường hợp khác là chị Mai Anh (Hà Nội) đăng lên hội nhóm hỏi, con nhà chị 6 tuổi bị dương tính Covid-19 kèm theo các triệu chứng như ho, nghẹt mũi, khó thở. Nhiều đêm con ho, không chỉ khiến con mệt mỏi mà cả gia đình chị Mai Anh cũng mất ngủ theo. Lo lắng cho sức khỏe của con, chị Mai Anh đăng lên mạng xã hội hỏi kinh nghiệm trị ho cho trẻ nhỏ khi con chưa tiêm vắc xin Covid-19.
Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp khác nhiễm covid-19 mắc các triệu chứng ho khan, ho rai rẳng kéo dài, ho có đờm... đăng lên các hội nhóm “tư vấn điều trị covid-19” để tìm phương pháp hỗ trợ điều trị.
Trước thực trạng trên, Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị Ban Ngày Bệnh viện Đại học Y Dược cho biết, hầu hết bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng ho, nhưng không đáng ngại. Đau rát họng, ho nhiều, sốt nhưng đáp ứng Thu*c hạ sốt, 1-2 ngày hết sốt, chỉ số SpO2 bình thường, vẫn ăn uống, ngủ nghỉ được, nhìn chung không nguy hiểm.
Ho về bản chất là phản ứng bảo vệ cơ thể, nhằm tống xuất mầm bệnh ra khỏi đường hôhấp. ho nhiều quá gây mệt, khó ngủ thì cần điều trị. cần phân biệt hai loại là ho khan và ho có đờm nhưng đờm mắc, dính sâu trong đường thở, không ho khạc ra được, thì cách xử lý sẽ khác nhau.
Trường hợp ho khan, có thể dùng thu*c giảm ho. ngược lại, ho có đờm thì không nên dùng thu*c giảm ho, lựa chọn đúng là thu*c long đờm, ho giúp tống dịch nhầy, đờm ra ngoài thì bệnh mới mau khỏi. ho có đờm có thể do người bệnh bị viêm phế quản, viêm phổi bội nhiễm vi khuẩn. các trường hợp này phải đến viện khám để bác sĩ có hướng xử trí thích hợp.
Ngoài ra, cần thận trọng vì ho có thể do nguyên nhân khác như người có cơ địa dị ứng hoặc bị suyễn; có bệnh lý trào ngược sẵn có, uống Thu*c nhiều thì tình trạng này tăng thêm; hoặc có tình huống kích thích trung khu thần kinh ở dọc đường hô hấp, vùng khí quản, hầu họng.... gây ho.
Nếu không phải vì bệnh lý khác, thì việc tự vận động, tập luyện, dinh dưỡng đầy đủ sẽ hỗ trợ cho bệnh Covid-19 nhanh khỏi. Nếu thấy dấu hiệu ho tăng lên, khó thở, sốt không dứt, chỉ số SpO2 giảm, nhịp thở nhanh... là những dấu hiệu cảnh báo F0 trở nặng cần thông báo với cơ quan y tế để được hỗ trợ sớm nhất.
Nằm kê gối cao: Sử dụng thêm gối để chống chảy dịch mũi và giúp giảm trào ngược axit. Khi nằm thẳng, chất nhầy hoặc axit trào ngược sẽ kích thích cổ họng của bạn, gây ho nhiều hơn về đêm.
Súc miệng nước muối: Đây là phương pháp truyền thống, được nhiều người sử dụng khi bị ho và giúp làm sạch đờm trong cổ họng. Súc miệng với nước muối ấm cũng giúp bạn nhanh chóng "đánh bay" cảm giác đau rát cổ họng.
Sử dụng Thu*c ngậm: Thu*c nhỏ hoặc viên ngậm trị ho có tác dụng làm dịu cổ họng bị kích ứng giúp giảm nhanh cơn ho, chú ý không dùng cho trẻ nhỏ.
Sử dụng Thu*c ho cho trẻ nhỏ khi mắc triệu chứng ho kéo dài. Ảnh minh họa
Dùng mật ong: Mật ong kết hợp với gừng, sả, chanh... có thể làm giảm cơn ho hữu hiệu. Uống từng ngụm nước ấm. Tránh để khô họng, uống đủ nước.
Món ăn vị Thu*c giúp long đờm: Nấu cháo hoặc pha trà la hán quả. Quả la hán giúp trị ho, tiêu đờm và trị bệnh viêm họng rất tốt. Quả lê có vị ngọt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, trị viêm họng, hạ sốt, bổ phế, tiêu đờm, giảm ho. Ăn trực tiếp quả tươi hoặc làm món lê hấp đường phèn. Dùng một trái lê thái hạt lựu trộn với đường phèn và hấp cách thủy 20 phút, ngày ăn 2 lần.
Ngoài ra, có thể dùng Thu*c giảm ho nhưng cần có chỉ định của bác sĩ như. Nếu dùng các biện pháp điều trị mà vẫn ho kéo dài thì cần nghĩ đến nhiễm nấm. Do đó, cần được thăm khám của bác sĩ chuyên khoa để được điều trị triệt để. Tuyệt đối không được tự ý dùng Thu*c trị ho do Covid-19 khi không có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Chủ đề liên quan:
giảm ho khi mắc Covid-19 giảm triệu chứng ho ho có đờm ho do nhiễm dịch Covid-19 ho khan ho rai rẳng