Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Liệu pháp tại gia điều trị triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm

Thời tiết chuyển lạnh dễ khiến nhiều người bị cúm và cảm lạnh. Các chuyên gia cho biết trừ các trường hợp buộc phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, việc áp dụng đúng liệu pháp tại gia có thể giúp chúng ta đẩy lùi các triệu chứng

Thời tiết chuyển lạnh dễ khiến nhiều người bị cúm và cảm lạnh. Các chuyên gia cho biết trừ các trường hợp buộc phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, việc áp dụng đúng liệu pháp tại gia có thể giúp chúng ta đẩy lùi các triệu chứng bệnh một cách hiệu quả mà không lo tác dụng phụ.

Uống trà gừng ấm pha một ít mật ong có lợi cho người bị cúm và cảm lạnh.

Theo các chuyên gia, cúm và cảm lạnh cũng như hầu hết bệnh viêm đường hô hấp trên khác đều do virus gây ra, nên không thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh vốn điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. còn thuốc kháng virus (như tamiflu) thường được chỉ định cho nhóm bệnh nhân có nguy cơ gặp biến chứng như thai phụ, người già hoặc người suy giảm miễn dịch. ðối với nhóm khác, bác sĩ khuyên nên nghỉ ngơi và theo dõi triệu chứng.

Ðể tránh lạm dụng thuốc, nhiều người chọn sử dụng các liệu pháp tại gia để kiểm soát các triệu chứng như đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện một số liệu pháp tại gia có thể đẩy lùi các triệu chứng nói trên rất hiệu quả, điển hình như:

+ Tăng cường hệ miễn dịch bằng vitamin C và các thành phần bổ sung. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng dùng vitamin C, chiết xuất từ quả cây cơm cháy và kẽm giúp kích hoạt hệ miễn dịch, làm giảm nhanh các triệu chứng cúm và cảm lạnh.

Ðược biết, vitamin C trở nên phổ biến kể từ khi nhà hóa học Linus Pauling, người đoạt giải Nobel vào những năm 1970, cho rằng chất này có thể điều trị cảm lạnh. Về sau, giới khoa học nghiên cứu các chất bổ sung cho biết vitamin C có thể hỗ trợ tế bào miễn dịch tìm và loại trừ tác nhân gây bệnh. Tuy vậy, các chuyên gia lưu ý là cơ thể không thể lưu trữ quá nhiều vitamin C nên lượng vitamin C dư thừa sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy thời điểm bổ sung vitamin C cũng quyết định hiệu quả của nó. Cụ thể, bổ sung thường xuyên vitamin C trước khi bị bệnh sẽ giúp rút ngắn thời gian bệnh tốt hơn là bổ sung dưỡng chất này khi bệnh đã xuất hiện triệu chứng rõ ràng.

Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ quả cây cơm cháy (thường dùng trong các loại sirô cảm cúm) giàu chất chống ôxy hóa anthocyanin hỗ trợ miễn dịch, có thể đẩy lùi các triệu chứng bệnh nếu sử dụng ngay khi dấu hiệu bệnh xuất hiện. Còn nghiên cứu về kẽm cho thấy uống siro và viên ngậm chứa nguyên tố vi lượng này 3-4 tiếng/lần có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh/cúm xuống 1-2 ngày, cũng như ngăn ngừa virus sinh sôi.

+ Bổ sung nước và giảm đau rát họng bằng nước trà ấm, ăn súp, gừng và nghệ. Ðau họng thường bắt nguồn từ tình trạng viêm, khi hệ miễn dịch phản ứng để chống lại virus trú ngụ trong đường hô hấp trên. Ở nhiều nước, người ta thường thêm gừng vào trà hoặc món súp gà như một liệu pháp chữa đau họng tại nhà. Một số nghiên cứu ủng hộ cách dùng gừng như thế, bởi loại củ này chứa các thành phần kháng viêm giúp giảm sưng đau hiệu quả. Tương tự, nghệ cũng có công dụng giảm viêm nhờ chứa hoạt chất curcumin. Ngoài nghệ tươi, mọi người có thể dùng viên bổ sung curcumin nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

+ Kiểm soát cơn ho bằng nước muối và mật ong. Các bác sĩ thường khuyên người bị cảm lạnh/cảm cúm khò hoặc súc miệng bằng nước muối để giảm đau trong miệng hoặc thành sau cổ họng. Cách này giúp làm lỏng dịch nhầy và loại bỏ các chất gây kích ứng - như vi khuẩn, virus và chất gây dị ứng - khỏi cổ họng và giảm ho. Việc thêm mật ong vào dung dịch súc miệng, hoặc bất kỳ loại trà hay đồ uống ấm nào, cũng có thể mang lại tác dụng làm dịu tương tự.

+ giảm nghẹt mũi bằng cách rửa mũi, thảo dược, xông hơi. giống như súc miệng bằng nước muối, rửa mũi bằng các loại bình xịt rửa chuyên dụng có thể giúp loại bỏ bớt chất nhầy và virus khỏi cơ thể, đồng thời giảm tình trạng sưng tấy gây nghẹt mũi. theo một nghiên cứu, việc súc rửa mũi có thể giúp rút ngắn thời gian bị cảm lạnh/cúm, cũng như giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác. việc xông hơi với các các loại thảo mộc tươi hoặc khô cũng có thể giúp làm thông đường mũi hiệu quả và bớt tắc nghẽn. một số nghiên cứu khác cho thấy bôi dầu chứa tinh dầu bạc hà, bạch đàn và long não lên cổ và ngực giúp cải thiện đáng kể giấc ngủ ở trẻ em và người lớn có các triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/lieu-phap-tai-gia-dieu-tri-trieu-chung-cam-lanh-cam-cum-a152788.html)

Tin cùng nội dung

  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Cạo gió là phương pháp chữa bệnh cảm lạnh trong dân gian đã có từ lâu đời. Khi có bệnh người ta thấy thân thể mệt mỏi rã rời nếu được cạo gió sẽ thấy tinh thần sảng khoái và dễ chịu khác thường
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY