Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Lo lắng, trầm cảm ảnh hưởng thai nhi thế nào?

Tôi 32 tuổi, mang thai lần đầu. Từ khi biết có bầu, tôi rất lo lắng và u sầu. Trạng thái trên có ảnh hưởng em bé không, thưa bác sĩ?

Nguyễn Lan Anh (Hà Nội)

Khi mang thai, cùng với những thay đổi nội tiết, khiến bà bầu thường có tâm trạng lo lắng, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm. Hơn nữa, nhiều người mang thai lần đầu, thường có tâm trạng không an và hay lo lắng cho sức khỏe của thai nhi. Mặt khác, do họ chưa kịp thích nghi với vai trò làm mẹ nên dễ nảy sinh tâm lý lo âu thái quá. Sự thay đổi về nội tiết và các yếu tố khác trong cơ thể thai phụ cũng khiến họ dễ mắc chứng trầm cảm hơn. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thai phụ lo âu, trầm cảm có ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển tâm thần kinh của thai nhi. Nếu người mẹ có những rối loạn cảm xúc trong một thời gian dài có thể khiến thai nhi chậm phát triển. Sau khi sinh ra, trẻ cũng có xu hướng có tính khí xấu, dễ bị bệnh, cáu bẳn, khó chịu, hay khóc, thậm chí mắc các chứng về rối loạn cảm xúc.

Tuy nhiên, nếu chỉ thỉnh thoảng lo âu, chán nản hay có các cảm xúc tiêu cực, mà người mẹ bình tĩnh cân bằng lại trạng thái lại sớm thì thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng. Khi mang thai, người mẹ cố gắng duy trì tâm trạng vui vẻ và nuôi dưỡng tốt cảm xúc. Có những dấu hiệu chìm trong trầm cảm, lo âu lan tỏa thì cần tới bác sĩ chuyên khoa sản hoặc tâm thần để được tư vấn.

BS. Lan Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/lo-lang-tram-cam-anh-huong-thai-nhi-the-nao-n161148.html)
Từ khóa: trầm cảm

Chủ đề liên quan:

ảnh hưởng lo lắng thai nhi trầm cảm

Tin cùng nội dung

  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY