Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Loài từng là hoa dại ven đường thành đặc sản Hà Nội, nông dân cắt không kịp bán

Được mệnh danh là thủ phủ hoa lớn nhất Hà Nội, những ngày cuối thu, đầu đông, người dân Tây Tựu lại tất bật rời nhà từ sáng sớm, cắt hàng trăm bó cúc họa mi phục vụ nhu cầu người dân Thủ đô.

Cúc họa mi trước đây chỉ là một loài hoa dại mọc ven đường nhưng không biết từ khi nào đã trở thành thứ hoa gắn liền với mùa đông hà nội và được nhiều người lùng mua. loài hoa này thường mọc vươn về phía mặt trời, ươm mầm từ tháng 5, tháng 6 âm lịch và nở rộ vào đầu đông.

Loài từng là hoa dại ven đường thành đặc sản Hà Nội, nông dân cắt không kịp bán - 1

cúc họa mi từng là loài hoa mọc dại ven đường, nay trở thành loại hoa được nhiều người yêu thích.

Có mặt tại tây tựu từ lúc sáng sớm tinh mơ vào những ngày này, không khó để bặt gặp những người nông dân đang hối hả cắt và vận chuyển những bó cúc họa mi “khổng lồ”.

Vợ chồng anh Phú, chị Hoa cho hay, để có hoa kịp giao cho các mối, hai vợ chồng phải dậy từ 3 giờ sáng rồi di chuyển đến ruộng, chong đèn cắt hoa.

Loài từng là hoa dại ven đường thành đặc sản Hà Nội, nông dân cắt không kịp bán - 2

Để thu hoạch cúc họa mi, người dân Tây Tựu phải ra ruộng từ 4 giờ sáng.

Loài từng là hoa dại ven đường thành đặc sản Hà Nội, nông dân cắt không kịp bán - 3

Phải mất 5 tháng trồng và chăm sóc, cúc họa mi mới cho thu hoạch.

Loài từng là hoa dại ven đường thành đặc sản Hà Nội, nông dân cắt không kịp bán - 4

Nhưng hoa nở lại rất nhanh tàn nên nhiều gia đình phải thuê thêm người cắt hoa, kể cả khi trời mưa gió.

Theo chị Hoa, loại hoa này có sức sống rất mãnh liệt, bán cũng dễ hơn nhưng chỉ nở rộ trong 3-4 ngày nên nhà chị không dám trồng nhiều, sợ không cắt kịp, hoa sẽ tàn. Để có đủ hoa bán cho khách, chị Hoa phải nhờ thêm người đi cắt với giá 250.000 đồng/ngày.

Loài từng là hoa dại ven đường thành đặc sản Hà Nội, nông dân cắt không kịp bán - 5

Để cây mọc thẳng, dáng đẹp, chị Hoa phải dùng lưới chia từng ô nhỏ xíu, phân thành hàng.

Loài từng là hoa dại ven đường thành đặc sản Hà Nội, nông dân cắt không kịp bán - 6

Công việc tuy vất vả nhưng trồng hoa để làm đẹp cho đời nên gương mặt ai cũng phấn khởi, tươi vui.

Hiện tại, mỗi bó cúc họa mi chị Hoa bán với giá 40-50.000 đồng, giá rẻ bằng 1/3 so với đầu vụ nhưng theo chị Hoa, do thời tiết và chất đất nên chỉ giữa tháng 11 hoa cúc họa mi ở Tây Tựu mới nở. Đầu mùa giá cao nhưng hầu như người dân ở đây không có hoa bán. Vì vậy, chỉ sau 1 tuần người trồng hoa “bốc hơi” mất 2/3 giá.

Dậy từ 4h sáng để đi cắt hoa, sau 5 giờ đồng hồ, vợ chồng anh Cường (trú tại thôn 3 Tây Tựu) đã chở 1 xe cúc họa mi trắng ngần về bó thành từng bó để giao cho mối.

Loài từng là hoa dại ven đường thành đặc sản Hà Nội, nông dân cắt không kịp bán - 7

Chiếc xe kéo chở đầy cúc họa mi được tập kết ngay trên vỉa hè

Anh Cường cho hay, người dân Tây Tựu bao đời nay gắn bó với việc trồng hoa. Mùa nào hoa đó, sau vụ cúc họa mi này, hai vợ chồng sẽ để đất hoai mục thêm 1 tháng rồi trồng cúc vàng chuẩn bị cho mùa lễ hội sau tết.

“Cúc họa mi chớm nở là phải thu hoạch ngay nếu không sẽ nở rộ chỉ sau 3-4 ngày nên nhà tôi chỉ dám trồng hơn 1 sào. Mỗi ngày cố gắng lắm hai vợ chồng mới cắt được khoảng 200 bó. Cắt xong rồi lại dùng lạt chia nhỏ thành từng bó, sáng hôm sau lại chở ra chợ hoa Quảng Bá giao buôn”, anh Cường chia sẻ.

Loài từng là hoa dại ven đường thành đặc sản Hà Nội, nông dân cắt không kịp bán - 8

Hơn 200 bó cúc họa mi được cắt vội.

Loài từng là hoa dại ven đường thành đặc sản Hà Nội, nông dân cắt không kịp bán - 9

Sau đó được bó lại cẩn thận, mang giao cho các mối buôn với giá từ 40-50.000 đồng/bó.

Loài từng là hoa dại ven đường thành đặc sản Hà Nội, nông dân cắt không kịp bán - 10

Loài từng là hoa dại ven đường thành đặc sản Hà Nội, nông dân cắt không kịp bán - 11

Công việc tuy vất vả, nặng nhọc, nhưng theo anh Cường, từ khi mới lọt lòng anh đã được mẹ cho vào đôi quang gánh rồi gánh ra đồng để trồng hoa nên đây là nghề đã ăn vào máu, không thể bỏ được.

“Mỗi vụ cúc họa mi phải mất 5 tháng mới cho thu hoạch. Thu hoạch xong, nếu chia đều cho từng tháng thì không bằng đi làm công nhân. Tuy nhiên, mỗi nghề có 1 niềm vui riêng, trồng hoa cũng như làm đẹp cho đời vậy, mê lắm”, anh Cường bày tỏ.

Loài từng là hoa dại ven đường thành đặc sản Hà Nội, nông dân cắt không kịp bán - 12

Trên đường về Tây Tựu, không khó để bắt gặp cảnh người dân ngồi ngay tại bờ ruộng tất bật bó hoa cho kịp chợ.

Loài từng là hoa dại ven đường thành đặc sản Hà Nội, nông dân cắt không kịp bán - 13

Hay những xe chở hàng ngàn bông cúc họa mi lung linh trên đường…

NguồnDân Việt

Link bàigốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.nguoiduatin.vn/loai-tung-la-hoa-dai-ven-duong-thanh-dac-san-ha-noi-nong-dan-cat-khong-kip-ban-73184.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY