Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Loạt dấu hiệu cho thấy phổi bạn đang bị ngộp bởi bụi mịn, làm ngay những cách sau để thanh lọc, làm sạch phổi!

Sát thủ bụi mịn khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường này cũng có những dấu hiệu thầm lặng, nếu không tinh ý bạn không thể nhận ra sự thay đổi trên cơ thể mình.

Đọc dấu hiệu chứng tỏ bạn đã bị nhiễm bụi mịn mà không hay biết

Bụi mịn được hình thành từ những chất như carbon, nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Khi nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù. Đây là tình trạng rất phổ biến tại một số trung tâm thành phố như Hà Nội, nhất là vào mùa hanh khô hiện nay.

Khi nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù.

PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cho biết những hạt bụi trung bình thường phân tán trong môi trường làm việc cũng như môi trường sống. Và khi hít phải sẽ tiến sâu hơn và mắc kẹt vào các phế nang và đào thải ra khó, chậm, nên tích lũy lại gây các bệnh hô hấp gọi là bệnh bụi phổi (pneumoconiosis).

Bụi mịn/bụi nano sinh ra do các khí thải từ phương tiện xe cơ giới như ô tô, xe máy, các nhà máy sản xuất đốt nhiên liệu, nhiên liệu hóa thạch. Khi nồng độ bụi trong không khí càng lớn, vì kích thước bụi siêu nhỏ (PM5, PM2.5) nên có thể "chui sâu" vào cơ thể người, vượt qua các hàng rào phòng vệ tự nhiên của cơ thể, xâm nhập vào nhân tế bào. Kết quả là ngoài gây các bệnh hô hấp, tim mạch, máu, bụi nano còn tác động, hủy hoại DNA và là mầm mống gây lão hóa, ung thư.

"Sát thủ" bụi mịn khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường này cũng có những dấu hiệu thầm lặng, nếu không tinh ý bạn không thể nhận ra sự thay đổi trên cơ thể mình. Một số dấu hiệu thường gặp ở những người bị nhiễm bụi mịn là:

"Sát thủ" bụi mịn khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường này cũng có những dấu hiệu thầm lặng, nếu không tinh ý bạn không thể nhận ra sự thay đổi trên cơ thể mình.

1. Những dấu hiệu nhẹ ở người nhiễm bụi mịn

- Ho.

- Khò khè.

- Sổ mũi.

- Viêm xoang.

- Nhức đầu.

- Ngứa họng, đau rát, viêm họng.

- Tắc nghẽn vòi nhĩ, mắc bệnh lý ở tai.

2. Những dấu hiệu nặng hơn ở người nhiễm bụi mịn

- Hen suyễn.

- Viêm phế quản.

- Hen phế quản.

- Nhiễm trùng đường hô hấp.

- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

- Khó thở.

3. Ở những người nhiễm bụi mịn lâu dài còn có biểu hiện:

- Rối loạn tâm lý.

- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi.

- Dễ cáu gắt.

Dễ cáu gắt là một trong những biểu hiện nhiễm bụi mịn phổ biến.

"Sống chung với bụi mịn" nhưng liệu có thể hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bụi?

Theo chuyên gia, bụi mịn rất nguy hiểm khi có khả năng gây ra loạt bệnh nguy hiểm nhưng không phải không có cách phòng tránh. để phòng tránh bụi mịn tấn công, người dân nên chỉn chu thực hiện những cách sau:

- Hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm lúc lưu lượng phương tiện cá nhân đang di chuyển đông đúc.

- Không tập thể dục hay làm việc ở những nơi bị ô nhiễm không khí, tránh các hoạt động thể chất đòi hỏi hít thở nhanh và sâu như đạp xe, chạy bộ…

Không tập thể dục hay làm việc ở những nơi bị ô nhiễm không khí, nên tập nơi nhiều cây xanh...

- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà, trên đường đi để làm sạch không khí.

- Nếu nhà ở, nơi làm việc thuộc khu vực có mức độ ô nhiễm bụi mịn cần luôn luôn giữ nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng có tính diệt khuẩn mạnh cũng như khả năng làm sạch bụi bám cực tốt, lau tay bằng khăn ướt, sử dụng máy hút bụi có bộ lọc, máy lọc không khí đúng tiêu chuẩn.

- Hạn chế đun nấu bằng than củi, đốt nhang… nhất là ở khu vực kém thông khí.

- Ăn nhiều thực phẩm rau củ quả, trái cây giàu chất chống oxy hóa để thải độc, bảo vệ sức khỏe do hít bụi mịn từ bên trong cơ thể.

https://afamily.vn/loat-dau-hieu-cho-thay-phoi-ban-dang-bi-ngop-boi-bui-min-lam-ngay-nhung-cach-sau-de-thanh-loc-lam-sach-phoi-20211227182444581.chn

Tiếp theo

Đốt 582 tấn than tổ ong mỗi ngày: Một trong số nguyên nhân khiến không khí Hà Nội ô nhiễm, chỉ số bụi mịn tăng cao

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/loat-dau-hieu-cho-thay-phoi-ban-dang-bi-ngop-boi-bui-min-lam-ngay-nhung-cach-sau-de-thanh-loc-lam-sach-phoi-20211227182444581.chn)

Tin cùng nội dung

  • Tiếp xúc trong thời gian dài với ô nhiễm không khí có thể gây tổn thương cho cấu trúc não bộ và suy giảm chức năng nhận thức ở người trong độ tuổi trung niên.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều so với lúc bình thường như: buồn nôn, thèm ăn, tức ngực,… trong đó có biểu hiện hơi khó thở khiến cho nhiều thai phụ lo lắng.
  • Khó thở là một biểu hiện của sự cản trở lưu thông không khí trong đường thở. Nó là một dấu hiệu thường gặp và do nhiều nguyên nhân, đa số do bệnh lý ở bộ máy hô hấp, nhưng đôi khi còn do bệnh tim, do rối loạn chuyển hóa, do hệ thần kinh bị tổn thương…
  • Cơn đau thắt ngực. Để phân biệt đây là cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim (cấp) hay là bệnh tim thiếu máu cục bộ, cần phải có điện tâm đồ (ECG), men tim.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Cả hai cháu bé đều nhập viện trong tình trạng khó thở, khàn tiếng. Tiến hành mổ nội soi, bác sĩ gắp ra nhiều u sùi nhú mọc trên thanh quản.
  • Thỉnh thoảng cháu có những cơn khò khè khi ăn tôm, cua. Cơ địa dị ứng có là nguyên nhân dẫn đến bệnh hen hay không và phải chữa trị thế nào?
  • Cáu giận không những sẽ khiến cho làn da bị lão hóa nhanh mà còn có thể khiến bạn mắc phải một trong tám chứng bệnh phiền toái sau.
  • Chào Mangyte, Bố em năm nay ngoài 50 tuổi. Gần đây bố em hay bị đau lồng ngực và khó thở, đi khám thì BS bảo bố em bị thiếu máu tim cục bộ. Em rất mong Mangyte tư vấn cho người nhà em bệnh viện nào khám bệnh tim tốt nhất hiện nay ở TPHCM? Chi phí khoảng bao nhiêu? Và có thể khám trong ngày hay không? Em cảm ơn Mangyte. (Ái Nguyễn - ainhu...@gmail.com)
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY