Dinh dưỡng hôm nay

Lộc trời ở núi Bà đen bò ra từ trong hang đá, dân bắt về phơi khô thành đặc sản, giá 1,5 triệu đồng/kg vẫn khó mua

Đây là đặc sản vô cùng nổi tiếng của Tây Ninh mà bất kỳ du khách nào tới thăm đều muốn được thưởng thức. Mặc dù có vẻ ngoài hơi “kinh dị” nhưng đảm bảo hương vị của nó sẽ khiến bạn không thể nào quên.

Thằn lằn là loài bò sát vô cùng phổ biến ở nước ta. Chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi với nhiều điều kiện thời tiết và địa hình khác nhau. Thế nhưng ít người nghĩ rằng có một ngày loài thằn lằn lại trở thành một đặc sản hút khách, mặc cho hình dáng bên ngoài của chúng có phần hơi “ghê ghê”.

“Lộc trời” ở núi Bà đen bò ra từ trong hang đá, dân bắt về phơi khô thành đặc sản, giá 1,5 triệu đồng/kg vẫn khó mua - 1

Ảnh minh họa.

Nếu như bạn đã từng đến thăm tây ninh, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến món đặc sản thằn lằn núi bà đen vô cùng nổi tiếng tại đây. đây là món ăn không chỉ có hương vị độc đáo mà còn bổ dưỡng và khá đắt đỏ.

“Lộc trời” ở núi Bà đen bò ra từ trong hang đá, dân bắt về phơi khô thành đặc sản, giá 1,5 triệu đồng/kg vẫn khó mua - 2

Tại các khu chợ địa phương ở Tây Ninh, thằn lằn còn sống sẽ được rao bán với mức giá 300.000 đến 500.000 đồng/kg. Tuy nhiên đối với thằn lằn đã chế biến khô thì mức giá lên tới 1.400.000 đến 1.600.000 đồng/kg. Hoặc nếu bạn có ghé ăn tại một số nhà hàng, thằn lằn sẽ có mức giá từ 200.000 đồng/đĩa.

“Lộc trời” ở núi Bà đen bò ra từ trong hang đá, dân bắt về phơi khô thành đặc sản, giá 1,5 triệu đồng/kg vẫn khó mua - 3

Sở dĩ thằn lằn lại có mức giá đắt đỏ như vậy là bởi chúng là loài thằn lằn sinh sống tại các hang động, vách đá trên núi Bà Đen ở Tây Ninh. Đây là ngọn núi có thảm thực vật màu mỡ với nhiều loài cây cối, cây ăn trái và thảo mộc quý giá.

“Lộc trời” ở núi Bà đen bò ra từ trong hang đá, dân bắt về phơi khô thành đặc sản, giá 1,5 triệu đồng/kg vẫn khó mua - 4

Chính vì được tiếp cận nguồn thực phẩm bổ dưỡng này từ thiên nhiên đã khiến những con thằn lằn trên núi bà đen có sự phát triển khác biệt so với những con thằn lằn thông thường. đặc biệt giống thằn lằn núi bà đen chỉ thích ăn hoa quả, rau củ với thảo mộc chứ không hề thích ăn bọ hay côn trùng.

“Lộc trời” ở núi Bà đen bò ra từ trong hang đá, dân bắt về phơi khô thành đặc sản, giá 1,5 triệu đồng/kg vẫn khó mua - 5

Nhờ đó thịt của loài thằn lằn núi bà đen sẽ vô cùng bổ dưỡng và có hương vị thơm ngon khó cưỡng. bạn sẽ có cảm giác đang ăn một loại thịt hảo hạng nào đó ngoài kia chứ không phải thịt từ loài thằn lằn.

“Lộc trời” ở núi Bà đen bò ra từ trong hang đá, dân bắt về phơi khô thành đặc sản, giá 1,5 triệu đồng/kg vẫn khó mua - 6

Một lý do nữa khiến cho mức giá của thằn lằn núi bà đen lại đắt đỏ đến như vậy còn tới từ việc công sức đánh bắt chúng khá vất vả. những người thợ săn phải leo trèo các vách núi đá, sục tìm trong các hang động thì mới phát hiện ra tổ của thằn lằn.

“Lộc trời” ở núi Bà đen bò ra từ trong hang đá, dân bắt về phơi khô thành đặc sản, giá 1,5 triệu đồng/kg vẫn khó mua - 7

Một khi đã phát hiện dấu vết của chúng dựa vào phân và thức ăn, các thợ săn mới tiến hành đặt bẫy dựa vào các nguyên liệu cơ bản như lưới, xô hoặc dây thừng,... Thằn lằn vì ham ăn sẽ dễ dàng bị rơi vào bẫy và tóm gọn.

“Lộc trời” ở núi Bà đen bò ra từ trong hang đá, dân bắt về phơi khô thành đặc sản, giá 1,5 triệu đồng/kg vẫn khó mua - 8

Nếu như thợ săn có kinh nghiệm và việc đánh bắt thuận lợi thì mỗi ngày có thể bắt được từ 1-2kg thằn lằn/ngày, còn nếu không thì chỉ bắt được vài con mà thôi. Chính vì thế mà công việc này mặc dù có thu nhập tốt nhưng không dành cho những người thiếu kinh nghiệm.

“Lộc trời” ở núi Bà đen bò ra từ trong hang đá, dân bắt về phơi khô thành đặc sản, giá 1,5 triệu đồng/kg vẫn khó mua - 9

Thời điểm đi săn thằn lằn lý tưởng nhất là vào mùa hè, bắt đầu từ tháng 4 cho đến hết tháng 8. Bởi đây là lúc chúng ra ngoài kiếm ăn, sinh sản sau quãng thời gian lạnh giá khiến chúng phải trú ẩn hoặc ngủ đông không ra ngoài.

“Lộc trời” ở núi Bà đen bò ra từ trong hang đá, dân bắt về phơi khô thành đặc sản, giá 1,5 triệu đồng/kg vẫn khó mua - 10

Thằn lằn bắt được sẽ được mang đi bán cho các tiểu thương hoặc cho các chủ nhà hàng, quán ăn lớn. Họ sẽ chế biến chúng thành những món ăn hấp dẫn như chiên mắm, nướng hoặc hấp.

“Lộc trời” ở núi Bà đen bò ra từ trong hang đá, dân bắt về phơi khô thành đặc sản, giá 1,5 triệu đồng/kg vẫn khó mua - 11

Trước khi chế biến, người đầu bếp sẽ sơ chế để loại bỏ nội tạng bên trong thằn lằn. Sau đó họ sẽ tẩm ướp gia vị thích hợp cho từng loại món ăn khác nhau. Các món ăn từ thằn lằn được đánh giá là tốt cho sức khỏe, giúp người ốm yếu mau khỏe mạnh, người mắc bệnh về tiêu hóa có thể khỏi bệnh và hấp thụ tốt hơn.

- Video: Những thứ không nên để trong hành lý ký gửi khi đi máy bay. Nguồn: Top List/EVA.


Theo Long Nguyễn/Đời sống gia đình

Link bài gốc Lấy link

https://doisonggiadinh.baophunuthudo.vn/am-thuc/loc-troi-o-nui-ba-den-bo-ra-tu-trong-hang-da-dan-bat-ve-phoi-kho-thanh-dac-san-gia-15-trieu-dongkg-van-kho-mua-c80a27246.html

Theo Long Nguyễn/Đời sống gia đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/-loc-troi-o-nui-ba-den-bo-ra-tu-trong-hang-da-dan-bat-ve-phoi-kho-thanh-dac-san-gia-1-5-trieu-dong-kg-van-kho-mua/20231021085857395)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY