Kinh tế xã hội hôm nay

Lời dạy của Bác và sự nghiệp giáo dục chăm sóc sức khỏe nhân dân

(MangYTe) - Sinh thời Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể lực, trí lực của nhân dân.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quán triệt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, chúng ta cần nhận thức sâu sắc vai trò đặc biệt quan trọng của sự nghiệp Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, khẳng định:

Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng là sự nghiệp có ý nghĩa chính trị, nhân văn, đạo lý sâu sắc, là sự nghiệp đại nhân, đại nghĩa, trường tồn cùng dân tộc.

Sinh thời Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể lực, trí lực của nhân dân.

Ngay sau khi Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, Bác đã phát động phong trào diệt giặc dốt, xây dựng đời sống mới.

Bác nói: “Giữ gìn dân chủ, gây dựng đời sống mới, việc gì cũng cần sức khỏe mới thành công”.

Người coi sức khỏe của mỗi người dân sẽ tạo thành sức khỏe của cả dân tộc: “Mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt; mỗi người dân khoẻ mạnh tức là cả nước mạnh khoẻ,… dân cường thì quốc thịnh”.

Người nhấn mạnh “Sức khỏe của cán bộ, nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng gần thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”.

Người cho rằng sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân cần được tiến hành ngay từ khi mới bắt đầu sự nghiệp Cách Mạng, Người nói:

“Mình dù nghèo ai cấm mình ăn ở sạch sẽ… sạch sẽ là một bộ phận của đời sống mới, sạch sẽ thì dân ít ốm, có sức khoẻ thì làm được việc, làm được việc thì có ăn…”.

Ngày 27/3/1946, trong những ngày đầu lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trên báo Cứu Quốc bài báo “Sức khỏe và Thể dục”, Người đã chỉ rõ vai trò của chăm sóc sức khỏe trong sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước: “Luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước…”, Bác tuyên bố trước quốc dân đồng bào tự Bác nêu gương tập thể dục hàng ngày và kêu gọi mọi người già trẻ, gái trai cùng tích cực hưởng ứng, tham gia phong trào tập luyện thể dục mỗi ngày.

Thủ tướng gặp mặt và làm việc với lãnh đạo Trung ương Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam.

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Nghị quyết, chủ trương, chính sách pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã tiếp tục khẳng định:

“Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”.

Nghị quyết nêu rõ trách nhiệm: “Cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu.

Thống nhất nhận thức, quyết tâm hành động của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng”.

Để nâng cao sức khỏe nhân dân, Nghị quyết chỉ ra cần: “Tập trung nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đề cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và mỗi người dân”.

Trải qua lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài đã tạo cho con người Việt Nam những tố chất ưu việt như: Yêu nước, yêu hòa bình, thông minh, hiếu học, sáng tạo, cần cù lao động, dũng cảm, hy sinh, chịu đựng gian khổ.

Tuy nhiên, hơn lúc nào hết, cần nhận rõ rằng: Sức khoẻ con người và chất lượng nòi giống Việt Nam đang đứng trước những thử thách to lớn, những vấn đề xã hội bức xúc cần giải quyết như:

Môi trường sống của con người đang bị đe dọa nghiệm trọng: Không khí, đất, nước bị ô nhiễm nặng; trái đất đang nóng lên, thiên tai, dịch bệnh ngày càng xuất hiện nhiều; vệ sinh an toàn thực phẩm không được kiểm soát chặt chẽ; những tệ nạn xã hội như M*i d*m, M* t*y, rượu chè cờ bạc, bạo lực gia đình, lạm dụng T*nh d*c trẻ em; những hủ tục mê tín dị đoan… đang có diễn biến phức tạp và chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng không nhỏ đến thể lực và trí lực con người Việt Nam.

Sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch thu nhập giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp dân cư đang cản trở việc bảo đảm công bằng trong khám chữa bệnh.

Là một nước dân số đông, quy mô dân số tiếp tục gia tăng, và sẽ sớm xuất hiện xu hướng già hoá dân số, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày một cao và đa dạng hơn.

Trong khi những bệnh tật do hậu quả chiến tranh kéo dài chưa khắc phục được, đặc biệt là chất độc màu da cam, thì những dịch bệnh lạ, bệnh về đường hô hấp, bệnh thần kinh, tim mạch, HIV,… có chiều hướng gia tăng.

Trong khi đó khả năng đáp ứng của hệ thống y tế còn hạn chế, ngân sách nhà nước còn hạn hẹp.

Thực trạng trên đòi hỏi chúng ta phải đặc biệt quan tâm tới công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chăm sóc sức khỏe chủ động, đẩy mạnh quá trình xã hội hoá chăm sóc sức khỏe, huy động nguồn lực tham gia của toàn dân, của các tổ chức trong và ngoài nước vào việc phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Ông Vũ Việt Anh, Phó chủ tịch Trung ương Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản lý Trung tâm Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Hà Nội.

Nội dung chăm sóc sức khỏe con người là hết sức rộng lớn:

Chăm sóc sức khỏe con người phải phù hợp với tuổi tác, từ trong bào thai đến lúc chào đời, lớn lên, đi học, đi làm cho đến khi về già, chăm sóc sức khỏe gắn liền với nâng cao chất lượng nòi giống, nâng cao trí lực con người, gắn liền với việc xây dựng môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, văn minh, gắn liền với hàng triệu cộng đồng dân cư khác nhau: thành thị, nông thôn, trường học, bệnh viện, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp…, chăm sóc sức khỏe con người phải phù hợp với từng gia đình, phù hợp với từng lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau, từ lao động trí óc đến lao động chân tay.

Đây là trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư, mỗi tổ chức Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội.

Như vậy, nội dung của sự nghiệp Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng liên quan đến mọi mặt đời sống của con người và mọi hoạt động của toàn xã hội.

Mặc dù những nội dung này đã và đang được mọi người, mọi nhà và mọi cộng đồng cơ sở triển khai thực hiện ở nhiều góc độ và các cấp độ khác nhau.

Tuy nhiên, do ý thức và kiến thức khoa học cần thiết còn hạn chế nên hiệu quả chưa cao.

Vì vậy, các cấp, các ngành, các tổ chức và mọi cộng đồng cơ sở, mọi người, mọi nhà đều phải coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục của mình, trong đó các “cộng đồng cơ sở”, cộng đồng dân cư có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi đây chính là nơi gắn liền với đời sống sinh hoạt của từng người, từng gia đình.

“Cộng đồng cơ sở” nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của sự nghiệp Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đồng tâm hiệp lực thực hiện, chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà.

Từ những ngày đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 xuất hiện ở nước ta, cho đến nay đang diễn biến phức tạp và nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân.

Việc xuất hiện dịch bệnh hoàn toàn không nằm ngoài nhận định của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm trước.

Trước tình hình dịch bệnh, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo các cấp, các ngành kịp thời có những giải pháp hiệu quả phòng, chống dịch bệnh.

Chính phủ đã nỗ lực, hành động quyết liệt và đã đạt được những thắng lợi bước đầu.

Ngày 21/3/2020, Bộ Chính trị ra Thông báo số 172-TB/TW Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống dịch Covid-19, Thông báo kêu gọi “Toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa. Việt Nam ta nhất định chiến thắng đại dịch Covid-19”.

Như vậy, không chỉ khi có đại dịch Covid-19, mà trên cơ sở quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, bất cứ thời gian nào, giai đoạn đoạn nào của đất nước, chúng ta cần nhận thức sâu sắc vai trò đặc biệt quan trọng của sự nghiệp Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, khẳng định:

Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng là sự nghiệp có ý nghĩa chính trị, nhân văn, đạo lý sâu sắc, không chỉ là việc của hôm nay mà là việc của muôn đời sau.

Thực hiện thành công sự nghiệp này sẽ góp phần quan trọng, trực tiếp đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, giảm thiểu tối đa những khó khăn, tổn thất từ dịch bệnh cũng như những tác động ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia hùng cường, thịnh vượng.

Theo Quân đội Nhân dân

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục (https://giaoduc.net.vn/van-hoa/loi-day-cua-bac-va-su-nghiep-giao-duc-cham-soc-suc-khoe-nhan-dan-post208169.gd)

Tin cùng nội dung

  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY