Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Mang thai sau 35 tuổi: Lưu ý gì để tốt mẹ lợi con?

Phụ nữ có con muộn ngày càng nhiều, điều này có thể được giải thích bởi nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên có thai sau 35 tuổi sẽ có nhiều nguy cơ cho cả mẹ bầu và thai nhi. Vậy có những lưu ý gì khi mang thai và sinh con sau tuổi 35?Có thai càng muộn càng dễ gặp biến chứng

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Văn Hà – Trưởng khoa Phụ Sản Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cho biết: “cơ hội có thai tỉ lệ nghịch với độ tuổi của người phụ nữ, mẹ bầu mang thai khi đã lớn tuổi rất dễ  gặp “vấn đề”, làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng trong thai kỳ cũng như trong quá trình sinh nở.”

Sau 35 tuổi số lượng và chất lượng trứng cũng sẽ bị suy giảm, do đó chuyện có thai, sinh con cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Bên cạnh đó, những bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ cũng là mối nguy hại ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh nở. “ Cao huyết áp và tiểu đường là những bệnh lý tác động trực tiếp đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi, dễ dẫn đến sự phát triển của tình trạng tiền sản giật, sảy thai, sinh non.” – Bác sĩ Hà cho hay.

Ngoài ra, mang thai sau 35 tuổi còn kéo theo nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh, điển hình là hội chứng Down. Nguyên nhân là do tuổi cao sẽ ảnh hưởng đến các nhiễm sắc thể ở trứng, làm cho chúng dễ kết dính với nhau và tạo nên một tổ hợp nhiễm sắc thể gây bệnh.

Mang thai sau 35 tuổi mẹ bầu cần lưu ý gì?

Để hạn chế việc sinh ra những đứa trẻ bị bệnh Down, bác sĩ Nguyễn Văn Hà đưa ra lời khuyên các cặp vợ chồng cần cân nhắc khi mang thai sau 35 tuổi. “ Nếu quyết định mang thai ở độ tuổi này, các mẹ bầu nên làm các xét nghiệm chẩn đoán trước sinh để xem em bé có bị bệnh Down hay gặp các vấn đề về sức khỏe hay không, nhất là với những cặp vợ chồng đã có con bị bệnh Down. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ có những tư vấn cụ thể”- Bác sĩ Hà chia sẻ.

Nếu muốn sinh con khi mẽ đã lớn tuổi, mẹ bầu cần khám sức khỏe trước khi mang thai, nếu trong trường hợp mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường hoặc cao huyết áp cần được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn, suôn sẻ. Tốt nhất các mẹ nên chọn cho mình một dịch vụ y tế thật chất lượng để thăm khám và đồng hành trong suốt thai kỳ. Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những địa chỉ được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn để đồng hành trong suốt hành trình mang thai và vượt cạn. Tại đây có đội ngũ bác sĩ sản khoa đầu ngành trong nước và Quốc tế cùng với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp các mẹ sớm phát hiện được những bất thường, đồng thời có hướng xử lý sớm để không ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi.

Ngoài ra các mẹ nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ăn nhiều trái cây và rau xanh, các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồng thời tăng cường các loại thực phẩm bổ sung axit folic để tăng cường sức đề kháng cho mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày, không sử dụng các chất kích thích, thực hiện giảm cân để tránh bị béo phì, hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại để tránh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Đặc biệt các mẹ cần thực hiện khám thai đầy đủ để kịp thời phát hiện và sớm điều trị để giảm thiểu những biến chứng đáng tiếc.

Nguồn: suckhoedoisong

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5ccb885433308526e05f9813)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY