Bài thuốc dân gian hôm nay

Mật ong phòng trị viêm phế quản mạn tính

Tiết trời lạnh và ẩm của mùa xuân là điều kiện thuận lợi để bệnh lý đường hô hấp phát sinh và tái phát, đặc biệt là bệnh viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi.

Tiết trời lạnh và ẩm của mùa xuân là điều kiện thuận lợi để bệnh lý đường hô hấp phát sinh và tái phát, đặc biệt là bệnh viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi. để phối hợp với tân dược trong giai đoạn điều trị và phòng bệnh, chống tái phát, đông y có sử dụng mật ong phối hợp với một vài dược liệu đơn giản, dễ kiếm và rẻ tiền mà hiệu quả. dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Bài 1: vừng đen 250g, gừng tươi 120g, đường phèn 120g, mật ong 120g. Vừng đen sao chín sấy khô, tán bột rồi trộn với nước cốt gừng, mật ong và đường phèn đập vụn đem hấp chín, đựng trong lọ kín dùng dần. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20g.

Bài 2: bách bộ khô 120g, mật ong 150g. Bách bộ tán thành bột trộn với mật ong rồi đem hấp cách thủy trong 1 giờ, sau đó đem sấy khô, đựng trong lọ kín dùng dần. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10g với nước ấm.

Bài 3: hạt củ cải trắng 250g, quả lê 250g, ngó sen 250g, quất hồng 120g, đào nhân 120g, mật ong 500g. Các vị Thu*c đem sắc kỹ lấy nước, cô đặc thành dạng cao rồi cho mật ong vào đảo đều, bảo quản trong lọ sành dùng dần. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 - 20g.

Bài 4: trứng gà 1 quả, mật ong 35g. Đun sôi mật ong bằng lửa nhỏ, cho thêm một chút nước rồi đập trứng vào nấu chín. Ăn mỗi ngày 1 lần.

Bài 5: hạnh nhân 100g, tử uyển 100g, ma hoàng 30g, tô tử 60g, mật ong 250g, đường đỏ 300g. Ngâm 4 vị Thu*c trong nước lạnh 1 giờ rồi đem sắc 2 lần, mỗi lần 30 phút, lọc lấy nước cô thành cao, trộn với mật ong, đường đỏ chưng cách thủy trong 2 giờ, đựng trong lọ kín dùng dần. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10g với nước ấm.

Bài 6: cam thảo 6g, giấm ăn 10g, mật ong 30g. Tất cả cho vào chén, hãm nước sôi uống thay trà. Công dụng: nhuận phế chỉ khái.

Bài 7: lá sơn tra (bỏ lông) 70g, xuyên bối mẫu 7g, đường mạch nha 70g, mật ong lượng vừa đủ. Đem lá sơn tra sắc 2 lần lấy nước rồi hòa với bột xuyên bối mẫu, mật ong và đường mạch nha, cô thành cao, đựng trong lọ kín dùng dần. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30g với nước ấm.

Kinh nghiệm dân gian chữa chứng ho mạn tính: lấy 1 quả chanh ngâm nước nóng trong 10 phút rồi bổ ra, vắt lấy nước cốt, hòa mật ong lượng vừa đủ rồi chia uống vài lần trong ngày.

Theo y thư cổ, mật ong vị ngọt, tính bình, vào 5 kinh tâm, tỳ, phế, vị và đại tràng, có công dụng bổ trung ích khí, nhuận táo, thường được dùng để trị ho, đau bụng, đại tiện bí kết, khó đẻ, bỏng, lở loét ngoài da, làm Thu*c bồi bổ cơ thể và bào chế Thu*c hoàn.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mat-ong-phong-tri-viem-phe-quan-man-tinh-n22019.html)

Tin cùng nội dung

  • Mật ong là sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo được xếp hạng vật phẩm quý giá để tiến cống triều đình ở các nước phương Đông. Các sĩ tử nên dùng mật ong trong những ngày ôn luyện thi bởi đây là sản phẩm rất tốt để bổ khí tăng lực.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY